K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đọc                     HẠT MƯA HẠT MÓC 2.Trả lời các câu hỏi sau: a,Bài đồng dao nói về sự vật nào? A.Bầu trời,hạt mưa                B.Hạt móc,mặt đất C.Hạt mưa,hạt thóc                D.Bầu trời,mặt đất b,Ý nào nêu đúng đường đi của hạt mưa? A.Đất-trời-sông,mương máng B.Trời-đất-sông,mương máng C.Sông,mương máng-trời-đất c,Ý nào cho thấy ích lợi của hạt mưa? A.Tôi ở trên trời    Tôi...
Đọc tiếp

1.Đọc

                    HẠT MƯA HẠT MÓC

2.Trả lời các câu hỏi sau:

a,Bài đồng dao nói về sự vật nào?

A.Bầu trời,hạt mưa                B.Hạt móc,mặt đất

C.Hạt mưa,hạt thóc                D.Bầu trời,mặt đất

b,Ý nào nêu đúng đường đi của hạt mưa?

A.Đất-trời-sông,mương máng

B.Trời-đất-sông,mương máng

C.Sông,mương máng-trời-đất

c,Ý nào cho thấy ích lợi của hạt mưa?

A.Tôi ở trên trời

   Tôi rơi xuống đất

   Tưởng rằng tôi mất

   Chẳng háo tôi không

B.Nuôi loài cá tôm

Cho người trồng trọt

Thóc vàng chật cót

Cơm trắng đầy nồi

C.Qua các làng xã

Theo máng theo mương

Vậy chớ khinh tôi

Hạt mưa hạt móc

d,Hình ảnh Thóc vàng chật cót/Cơm trắng đầy nồi nói lên điều gì?

A.Vụ mùa bội thu

B.Cót và nồi rất nhỏ

C.Thóc màu vàng,còn cơm màu trắng.

e,Bài đồng dao có ý nghĩa gì?Chép lại những dòng nêu ý nghĩa của bài.

***ALOOO CÁC VUA TIẾNG VIỆT ĐÂU RỒI Ạ,GIẢI GIÚP MÌNH VỚI !!!!!

 

0
Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã  mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy...
Đọc tiếp

Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã  mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt…”                                                                                                

                                                                             (Tiếng mưa, Nguyễn Thị Thu Trang)         

1.1 . Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

1.2 . Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) cũng viết về thiên nhiên mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2.

1. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn trích

3

1-miêu tả

2-sông nc cà mau-đoàn giỏ

3-nhân hóa-so sánh

1.1/ PTBĐ: Miêu tả.

Nội dung: Tả cơn mưa mùa xuân.

1.2/ Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi.

1.3/ Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

Phép tu từ: so sánh.

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

        I. ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy,...
Đọc tiếp

        I. ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng những mùa hoa thơm trái ngọt.                            

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 2: Ghi lại bốn từ thực hiện phép nhân hóa trong đoạn trích.

Câu 3: Tìm hai từ chỉ bộ phận cây cối có hiện tượng chuyển nghĩa thành bộ phận của cơ thể người.

Câu 4: Cho biết từ “xuân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?                       

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:       Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

       Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.  (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1.    Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2.    Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?(1,0 điểm)

3.    Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?(1,5 điểm)

4.    Dựa vào nội dung câu in đậm trên,là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (2,0 điểm)
(mềnk cần gấp ạ, giúp mik đyy các b:'<)

1
2 tháng 5 2022

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả 

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau:

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh: -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. 
4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập.
Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép.

2 tháng 5 2022

thanks b rất nhìu:3 
yew b wá<3

13 tháng 7 2021

1. 

1. Các từ láy: phập phồng, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm

2. Đoạn văn cho em thấy sức sống của mưa xuân mang lại cho muôn loài, nó làm cho các loài như hồi sinh sau một giấc ngủ dài của mùa đông

2.

Em tham khảo bài văn nhé:

Đất trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng của nó. Với sự giao thoa của đất trời sang đông, mùa thu luôn có một sức hấp dẫn kì lạ. Mà thu là thế, không sôi động như mùa hè, cũng không ảm đạm lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu luôn nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.

 

Cảnh vật, tiết trời thu tất cả đều thể hiện ra nó là một mùa như thế. Thu đến rồi mang đi cái nắng chói chang gay gắt của mùa hè, cũng mang đi không khí nóng oi ả khó chịu. Nắng thu giờ đây chỉ là những tia nắng nhẹ, mang theo gió heo may khô khốc của tiết trời.

Nắng gió heo may khiến cây cối cảnh vật cũng dần tàn để chuẩn bị bước sang một chu trình sống mới, thêm một tuổi mới. Lá cây từ xanh chuyển dần sang màu vàng, màu vàng nhàn nhạt của lá nhuộm cả hai hàng cây. Lá cây mùa thu vàng rồi rụng xuống, gió thổi hiu hiu khiến cho lá xô cứ xào xạc xào xạc.

Đối với nhiều người, nhìn lá thu rơi mà chợt buồn man mác, nhưng lại cũng có thể chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm, nhẹ tênh như chính chiếc lá đang rơi. Một chiếc lá rơi xuống là vơi đi những nỗi muộn phiền trong lòng, chiếc lá rơi là để trút bỏ những cái đã cũ, đã hỏng để thay thế bằng một cái mới tốt hơn, đẹp hơn.

Nắng thu chiếu đến mọi ngóc ngách của làng quê. Thu đến cũng là lúc người nông dân thu hoạch lúa trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Vào vụ mùa, đâu đâu cũng thấy màu vàng của thóc, màu vàng của rơm rạ, rồi màu vàng của mái lá tranh đơn sơ nhỏ nhắn. Nắng vàng chiếu khắp những con đường ngõ nhỏ.

Mùa thu cũng là mùa của những thức quà quê hương. Hương ổi thơm phả vào trong gió luôn khiến con người ta thêm phần yêu cái hương vị của đồng quê. Hoa ổi trắng, quả ổi chín mọng. Chúng cứ nằm im lìm đón nắng rồi tỏa hương. Cảnh vật đồng quê ngày thu yên bình đến lạ. Thu sang không còn những cơn mưa mùa hạ sấm chớp ì ùng chợt đến rồi chợt đi, những cơn giông dữ dội không còn kéo đến bất ngờ như chính cái mùa hè nóng nực trước đó.

Mùa thu – sự giao thoa của đất trời cuối hạ đầu đông. Nó mang vẻ đẹp nhẹ nhàng dịu dàng của cả hai mùa. Những tia nắng, những cơn gió se se. Tất cả đã tạo nên một mùa – một tiết trời đẹp của khí hậu Việt Nam.

13 tháng 7 2021

   Các từ láy trong đoạn văn: bâng khuâng, phập phồng, bồi hồi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm

28 tháng 9 2018

Phương thức biểu đạt: miêu tả.

3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

2
22 tháng 5 2021

1. Miêu tả

2. Nhân hóa: âu yếm, cần mẫn 

➩ Nhấn mạnh, khẳng dịnh sự âu yếm, chăm sóc của mưa đối với mặt đất, thiên nhiên.

3. Đem đến sức sống ứ đầy cho vạn vật

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

II, Làm văn:

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

 

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn. Phía hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có năm người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lý thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

19 tháng 4 2019

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

28 tháng 2 2018

a)

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b)

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c)

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

     + Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

     + Chim chào mào hót râm ran.

     + Phía đông một mảng trời trong vắt.

     + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d)

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

20 tháng 10 2021

ơ, gì đó