K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                      Bài làm

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng. Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

29 tháng 1 2017

e ơi !

cái này lên 24h nhé e !

trên đây chỉ giải toán thuj nha !

chúc e có 1 bài văn hoàn chỉnh !

29 tháng 1 2017

chúc cậu có bài văn hoàn chỉnh

4 tháng 2 2019

Bố em đi xem pháo hoa .

Mẹ em đi làm .

Anh em đi học thêm

Chị em đi chăm em bé nhà ngta

Còn em ở nhà.....................!

4 tháng 2 2019

tối nay là giao thừa . bố và em trai em đi xem pháo hoa. mẹ thì ngồi xem táo quân . em cùng chị bày bánh kẹo , sắp xếp mâm ngũ quả . tuy bận rộn nhung ai cũng vui.

Ai ai trong gia đình em cũng mong chờ đến buổi tối giao thừa của năm cũ. Mẹ em thì dọn dẹp nốt nhà cửa, sau đó chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Bố em thì xem xét lại mọi thứ, xem đã đủ chưa hay còn thiếu gì đó. Em thì phụ mẹ bày bánh kẹo, ấm chén ra bàn để tiếp khách. Sau cùng, cả nhà em quây quần bên nhau xem chương trình Gặp nhau cuối năm, chương trình mà cả nhà em đều yêu thích. Cùng với đó, chia sẻ những câu chuyện của mình trong năm qua và chuccs nhau những lời đẹp nhất.

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà tôi mong chờ nhất, bởi gia đình tôi ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Tối trước khi thời khắc giao thừa, ai trong nhà tôi cũng luýnh quýnh cả lên, bố mẹ thì lo chuẩn bị mâm cũng tổ tiên, mâm cúng giao thừa, chị em tôi thì lo sắp xếp lại những thứ chưa gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới, thơm tho để diện đón chào năm mới. Sau đó, bố mẹ tôi bắt đầu viết những lời chúc lên những tấm thiệp, nhưng phong bao lì xì, để dành tặng cho ông bà, các bác các cô, các em nhỏ. Chúng tôi cũng ngồi viết những lời chúc sức khỏe an lành dành cho bố mẹ, ông bà, và các bác….rồi bắt đầu mặc quần áo chỉnh tề và ngồi thưởng thức trái cây chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới sắp tới.

Và chỉ còn mười lăm phút nữa thôi, năm mới sẽ đến, khung cảnh trong nhà rực rỡ hẳn lên. Đèn nhấp nháy ở cây quất, cây cúc được bật sáng trưng. Xung quanh, nhà ai cũng đang bật sáng và mở những bài hát vui nhộn, những bài hát về mùa xuân, bài hát Happy New Year,…Làm cho không khí tết càng thêm rộn ràng. Các đứa nhỏ cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Ai nấy cũng vui vẻ hơn hẳn. Bố mẹ tôi cũng ra đứng trước cửa nhìn lũ trẻ mà cười tươi.

Đồng hồ điểm mười hai giờ, pháo bông bắn tung trời, bố tôi bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa. Và háo hức nhất đó chính là lúc bố mẹ lì xì cho chúng tôi những bao phong bì đỏ chói. Chúng tôi chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ.

Sau đó, các bác hàng xóm sang nhà tôi, chúc tết gia đình chúng tôi và bố tôi cùng đi theo các bác để đi chúc tết các gia đình khác. Nhìn khủng cảnh này chao ôi sao ấm áp quá. Năm nào tôi cũng cố gắng thức để cùng hưởng trọn cái không khí vui vẻ và ấm cúng bên gia đình, cùng nhau đón giao thừa.

Tôi nghĩ, đêm giao thừa dù bạn có ở đâu xa thì cũng hãy về tụ họp bên gia đình vì đó là nơi ấm ấp nhất, hạnh phúc nhất luôn chào đón ta. Giao thừa là thời khắc đẹp nhất của năm mang lại nhiều điều may mắn và hương vị cho chúng ta.

2 tháng 2 2019

Giao thừa chính là giây phút kỳ diệu, thời khắc quan trọng nhất của một năm. Nó chính là giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.Chính vì vậy, mọi người luôn coi giao thừa là một khoảnh khắc vô cùng trọng đại những giờ mà người thân yêu trong gia đình sum vầy quây quần bên nhau chúc cho nhau một năm mới mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.

Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ báo hiệu năm cũ đã hết và những phút giây đầu tiên của năm mới đang gõ cửa tiếng pháo hoa nổ lên ở những nóc nhà xung quanh, tiếng vỗ tay hò reo của trẻ con hàng xóm.

Trong tiết trời mưa xuân lất phất bay, ông nội em thì lẩm nhẩm xít xoa cúng tổ tiên, còn ba mẹ em thì đang xúng xinh chuẩn bị bao lì xì để lát nữa đây khi gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình ba mẹ sẽ đem ra mừng tuổi ông bà và lì xì cho tụi em nữa.

Sau màn bắn pháo hoa là những lời chúc tết của chủ tịch nước, rồi những bài hát mừng đảng mừng xuân thi nhau vang lên thông qua hệ thống phát thanh của xã. Gia đình em quây quần bên nhau. Mẹ em hạ mâm cỗ cúng gia tiên trong đó có mâm xôi đỗ và con gà trống còn nguyên miệng ngậm hoa hồng đỏ xuống, rồi dùng kéo cắt chia nhỏ thành từng miếng vừa miệng.

Cả gia đình em sum vầy bên nhau mỗi người ăn nắm xôi nhỏ và miếng thịt gà để lấy lộc. Ba em bắt đầu giây phút mà em mong chờ nhất đó chính là mừng tuổi. Trước tiên ba mừng tuổi ông bà nội mong cho ông bà sang năm mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu, cùng cả gia đình đón thêm nhiều giao thừa nữa. Rồi tới lượt anh em em, ban chúc chúng em học giỏi, mạnh khỏe, giúp đỡ bố mẹ nhiều việc nhà hơn.

Em cầm bao lì xì của ba lòng tràn đầy phấn khởi, tò mò không biết năm nay ba lì xì cho mình bao nhiêu.

Sau đó, cả gia đình em rủ nhau lên chùa để mừng tuổi sư thầy, chả là bà nội em rất thích đi chùa nên năm nào sau khi cả gia đình quây quần chúc tết bên nhau bà đều động viên cả nhà lên chùa hái lộc cầu may. Nghe lời bà nội nên cả nhà em cùng nhau đi bộ lên chùa vì chùa cũng không xa nhà em lắm.

Em để ý năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong là thời tiết đều có mưa xuân nho nhỏ, bay lất phất trong không trung làm cho không khí mùa xuân vô cùng đặc biệt. Trên những cành cây những chiếc lá non mơn mởn đang phơi phới trong gió xuân thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt của mình.

Những nụ đào trong vườn nhà cũng nở bung mình trong không khí mùa xuân lộng lẫy, kiêu sa. Trên thân cây đào những chùm đèn nháy đủ màu sắc được quấn quanh cành cây làm tăng thêm sự tươi vui đẹp mắt.

Mẹ em thường bảo rằng, giao thừa là vô cùng quan trọng trong một năm khi cả gia đình được ở bên nhau trong thời khắc này thì cả năm mới sẽ luôn vui vẻ, sum vầy không bao giờ lìa xa.

Giao thừa chính là những giờ phút tuyệt vời thiêng liêng nhất trong năm, do đó những người thân thương dành khoảnh khắc này để ở bên cạnh gia đình của mình cùng nhau chia sẻ giây phút lịch sử quan trọng của mùa xuân của đất trời giao thoa làm một.

Bn rút gọn nhé

Rồi tự lm phần b

Mk buồn ngủ quá nên off ko lm đc

Mong bn thông cảm

Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi . Tết thì nhà nào chẳng có hoa đào ,mai và quất.  Như hoa đào có màu giống như một bông hồng nhung.Hoa mai vàng rực rỡ như đang tỏa ánh nắng cho nhà em. Qủa quất thì to chỉ bằng nắm tay của em. Màu của quất như màu của quả cam. Đi ra đường em thấy có rất nhiều hoa đào , mai và quất rất dẹp

                    k cho mình nha ,cảm ơn .

chúc gia đình bạn tết vui vẻ hạnh phúc nhiều tiên mừng tuổi

Bài làm

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm. Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt. Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”. Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới. Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn. Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước. Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh. Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới. Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt. Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 2 2019

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày

Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối.

Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.

Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội.

Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

  •  

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

7 tháng 2 2022

Bạn tham khảo bài này:

Nguồn: Hoidap247

Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. EM từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng. Đến chiều em về nhà, thì thấy bố đang tỉa cây cảnh còn mẹ thì đang chuẩn bị thức ăn chiều. Mấy cây xanh được bố tỉa tót từng chút nên cây nào cây ấy xanh ngắt một màu. Tỉa cây xong, bố lại cùng vào bếp với mẹ. Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! 

Câu kể Ai làm gì: Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. 

CN1: Em

VN1: mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ

CN2: Em

VN2: 

tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. 

Hoặc có thể là câu:

Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục

CN: Bố mẹ

VN: đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục

Có nhiều câu kể Ai làm gì nhé!!

25 tháng 12 2022

ê

7 tháng 2 2022

Vào mỗi ngày chủ nhật, gia đình em đều ở nhà và quây quần bên nhau. Mẹ em dậy từ sáng sớm và chuẩn bị bữa sáng cho gia đình.Bố em thì đọc báo và nghe đài. Em thì học bài và phụ giúp mẹ làm việc nhà.Vì một tuần chỉ có một ngày chủ nhật nên em rất quý trọng nó.

7 tháng 2 2022

Tham khảo :

icon

Vào ngày nghỉ cuối tuần, gia đình em mỗi người đều có những hoạt động thú vị. Sau một tuần làm việc và học tập vất cả, cả em và bố mẹ đều háo hức chờ ngày cuối tuần. Sáng sớm, bố mẹ đã thức dậy ăn sáng và tập thể dục. EM từ chăn ấm chui ra đã thấy bố mẹ cùng đánh cầu lông. Còn em thì mau chóng ăn sáng và xin phép bố mẹ đến công viên cắm trại với các bạn mình. Cuộc đi chơi vui vẻ vô cùng. Đến chiều em về nhà, thì thấy bố đang tỉa cây cảnh còn mẹ thì đang chuẩn bị thức ăn chiều. Mấy cây xanh được bố tỉa tót từng chút nên cây nào cây ấy xanh ngắt một màu. Tỉa cây xong, bố lại cùng vào bếp với mẹ. Bố và mẹ trò chuyện về tuần qua, về những dự định tương lai. Còn em, em mau chóng đi quét sân, sân sạch sẽ, em tắm rửa, lấy sách đọc và chờ món lẩu thơm ngon của bố mẹ. Khi chuẩn bị lẩu xong, gia đình em quây quần bên nhau, hơi ấm từ nồi lẩu làm xua tan cái lạnh ngày đông và ngày cuối tuần thật ý nghĩa, hạnh phúc! 

10 tháng 12 2018

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối. Gia đình em có bốn thành viên: cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ. Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho  em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em  trai đang nhạn mình  là những  đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. những hình ảnh đo như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quẩn bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đàng được phát sóng. Thình thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đâu dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

31 tháng 1 2019

iệt Nam là một đất nước nổi tiếng với sự xuất hiện thường xuyên của những lễ hội hằng năm. Trong số những lễ hội thì tết được coi là lớn và quan trọng nhất trong năm.

Tết, còn được biết đến là Tết âm lịch là dịp được mong đợi bởi tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới. Nó xảy ra vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai, phụ thuộc vào lịch âm hàng năm.

Tết bắt đầu có từ hàng nghìn năm trước và tiếp tục được bảo tồn cho tới ngày nay. Vì thế nó đã trở thành một phần không thể thiếu của truyền thống Việt Nam. Nó còn đặc biệt có ý nghĩa với những người Việt sống ở nước ngoài. đây là dịp đặc biệt để họ đoàn tụ và hiểu được ý nghĩa của gia đình, quê hương.

Có rất nhiều hoạt động trong dịp Tết. Có lẽ quan trọng nhất là việc mọi người xa nhỏ trờ lại tụ họp. đây chính là ý nghĩa lớn nhất của dịp tết. Có nhiều người trông mong được tham gia vào hội chợ Tết, nới mà có rất nhiều hàng hóa được bán ra. Không khí thực sự náo nhiệt, đường rất đông và xung quanh thì sặc sỡ sắc màu. Thêm vào nữa, tất cả ngôi nhà đều được dọn sạch sẽ và trang trí với những loại cây đặc trưng như cây quất, cây đào, cây mai,...cùng với những bóng đèn nhấp nháy.

Tết cũng là dịp để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên. Bàn thờ được sắp xếp lại với tranh, mâm quả và nhang. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người tụ họp lại để tham gia vào bữa tiệc đoàn viên và cùng nhau nói lời tạm biệt với năm cũ. Mọi người hi vọng có thể bỏ đi những điều không mong muốn trong năm cũ và phấn đấu hơn trong năm mới. Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều tới nhà người khác để chúc mừng năm mới. Vào ngày này không ai quét nhà vì họ tin mọi thứ trong nhà đều là lộc. trẻ con được phát những bao lì xì màu đỏ đựng những đồng tiền may mắn từ người già. Bánh Chưng, một loại món ăn truyền thống với gạo dẻo, đậu xanh và thịt lợn có vẻ là món ăn phổ biến nhất trong những ngày này. Mọi người cũng đến đền hay nhà thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và người thân. Gần đây có những đề xuất nên bỏ dịp lễ Tết. Tuy nhiên những đề xuất này vấp phải rất nhiều chỉ trích từ dư luận. Tết đã trở thành món ăn tinh thần cho người Việt.

Kết lại, Tết là dịp rất có ý nghĩa trong tim và suy nghĩ của mọi người, vì thế chúng ta hãy chung tay bảo tồn nét đẹp truyền thống này của Việt Nam.
 

31 tháng 1 2019

học ngu :V