K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang". 

- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ở khổ thứ ba, hình ảnh"trăng" vừa mang tính hiện thực lại có tính tượng trưng đầy sáng tạo. Hình ảnh "nàng trăng" hiện lên là trang non, trăng đầu mùa. Xuân Diệu đã nhân hóa trăng thành hình ảnh một người con gái xinh đẹp, đương tuổi xuân xanh. Dưới ngòi bút của thi sĩ, trăng như có tính cách, biết ngẩn ngơ, suy nghĩ. Trăng hiện lên thật đẹp, nó để lại dấu ấn rất riêng trong lòng em.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống. 

15 tháng 10 2017

Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.

Từ hán việt:hoàng hôn

Nghĩa

nhạt nhòa: rất nhạt

ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên. 

hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối

15 tháng 10 2017

Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng

          Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ

Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.

Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )

Cảm ơn bạn,bạn nha!

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:

+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…

+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…

+ Sự sáng tạo về ngôn từ.

+ Tính nhạc trong thơ.

+ …

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) ...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn thơ trích trong bài “Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư:

    Em không nghe mùa thu

    dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực

    hình ảnh kẻ chinh phu

    trong lòng người cô phụ?

    Em không nghe rừng thu.

    lá thu kêu xào xạc,

    con nai vàng ngơ ngác

    đạp trên lá vàng khô?

 

Phân tích:

- Tiếng thu trong bài thơ là tượng trưng. Nó không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền… Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”.

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

4 tháng 11 2017

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

9 tháng 11 2018

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.