K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

15 tháng 1 2019

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

9 tháng 3 2019

a. Mở bài:

- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).

- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.

- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.

b. Thân bài:

- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rất quý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh, Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:

   + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.

   + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối cùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của người mẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.

   + Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.

   + Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phải lựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai người cách mạng.

- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vật

c. Kết bài

- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.

- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoà bình tự do và độc lập dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: Không sợ chết, không chịu khuất phục trước quân nổi loạn.

- Đan Thiềm: Quỳ lạy, van xinh Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

4 tháng 5 2017

Nội dung của đoạn trích là Kiều trao duyên cho em gái nên về hình thức là Kiều đối thoại với Thúy Vân. Nếu để cho Thúy Kiều chỉ đối thoại với Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới điểm đỉnh, nhân cách cao đẹp của nàng cũng không có điều kiện bộc lộ. Vì vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều không chỉ nói chuvện với Vân mà có lúc Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng và đối thoại với chính mình. Với từng đối tượng đối thoại, Kiều có những tâm trạng khác nhau.

Đối thoại với Thúy Vân, Kiều mang tâm trạng của một người nhờ cậy, chịu ơn và đặt niềm tin vào người em gái có thể thay mình kết duyên cùng chàng Kim.

Qua những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm của tình yêu như Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề; Chiếc vành với bức tờ mây; Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân... Kiều như đang nói với chính mình, tình yêu chàng Kim trỗi dậy mạnh mẽ trong nàng và lòng nàng xiết bao đau đớn, xót xa, mất mát.

Khi bi kịch được đẩy lên cao, Kiều hướng lòng mình về với chàng Kim Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Ta duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Câu cuối cùng được ngắt làm nhiều nhịp và hầu hết là thanh bằng tạo nên cảm giác lòng Kiều tan nát, nàng đang ngất lịm dần trong tiếng kêu xé lòng. Đây chính là tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng đến tột cùng của Kiều.

5 tháng 5 2017

Kiều đối thoại với:

- Thúy Vân (lúc trao duyên): "Cậy em ... thì hay chị về."

- Chính mình: "hồn còn mang nặng ... đền nghì trúc mai"; "bây giờ trâm gãy ... ái ân"; ...

- Kim Trọng: "Trăm nghìn ... hoa trôi lỡ làng".

Diễn biến tâm trạng: Kiều mở đầu màn trao duyên bằng những lời ràng buộc Thúy Vân, nhưng cao trào, bi kịch thân phận và tình yêu của nàng lên đến đỉnh điểm khi nàng nói với chính mình và với Kim Trọng. Kiều trao duyên mà tình không trao được, chia sẻ kỉ niệm tình yêu với Thúy Vân mà không thể nói hết những đớn đau, tuyệt vọng, xót xa. Khi Kiều nói với chính mình cũng là khi nàng xót thương cho thân phận mình, ước mong níu kéo được tình yêu với Kim Trọng. Càng đến cuối đoạn, Kiều càng rã rời đi, đau đớn và tuyệt vọng đến mức muốn tìm đến cái chết - một cái chết đau thương và tủi hổ. Nhưng vì gia đình, nàng không thể làm vậy, trong nỗi khốn khổ khôn cùng, Kiều vẫn tự nhận tất cả lỗi lầm về mình, người "phụ tình chung "với Kim Trọng. Tâm trạng của Kiều từ đau đớn, xót xa đến mâu thuẫn, giằng xé trong tuyệt vọng và tủi hổ với người yêu. Sau khi trao duyên, nàng coi như mình đã chết.

19 tháng 8 2017

- Hình thức lời Kiều nói với Thúy Vân. Lắng nghe kĩ sẽ thấy như Kiều đang nói với chính bản thân mình, có lúc nói với Kim Trọng

- Việc chuyển đối tượng thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật

- Đối thoại với Thúy Vân

    + Dùng từ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy” Kiều coi việc em nhận lời là một sự hi sinh của em, nên Kiều đã “lạy” lấy sự hi sinh ấy

- Thúy Kiều tâm sự, giãi bày với em để em hiểu hoàn cảnh của nàng bấy giờ

- Kiều an ủi, động viên em và nhắc tới tình nghĩa chị em, thân thiết để nhờ cậy em

→ Nguyễn Du để Kiều thể hiện bằng ngôn ngữ lí trí, Kiều đưa ra lập luận vừa có lí, vừa có tình, khẩn thiết khiến Vân không thể từ chối

- Với bản thân

Tâm trạng Kiều trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn khi phải trao kỉ vật cho Thúy Vân

    + Từ “của chung” thể hiện mâu thuẫn, xót xa trong lòng Kiều khi nghĩ tới tình cảm với Kim Trọng

    + Kiều rơi vào tuyệt vọng, đau thương, nàng nghĩ tới cái chết vì nỗi đau xa lìa người yêu

Đối thoại với Kim Trọng trong tưởng tượng, lời tâm sự chưa nhiều mâu thuẫn

    + Khát vọng giữ tình yêu mãnh liệt trước hiện thực phũ phàng

Hai câu thơ cuối là lời gọi Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.

- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.

- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.

28 tháng 5 2018

Chọn đáp án: A

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Tôi đi học" đã được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.Câu bị động: in đậm.
17 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ