K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm giống nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10:

+ Văn bản nghị luận: đều cần tập trung chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lý lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Văn bản thông tin: đều chú ý đến nhận biết cách triển khai thông tin, bố cục, mạch lạc của văn bản, thái độ, quan điểm của người viết.

- Điểm khác nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10: chủ đề, đề tài mà các văn bản nói đến khác nhau nên việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức sẽ hướng tới khác nhau.

3 tháng 3 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

 
29 tháng 8 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật.

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng.

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau.

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước.

16 tháng 8 2023

tham khảo

a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

Loại văn bản

Đặc điểm nổi bật

Nghị luận

Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.

- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Thông tin

- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.

Ví dụ:

Lớp

Bài nghị luận văn học

Bài đọc hiểu liên quan

Lớp 6

- Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

- Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

- Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)

- Ca dao Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

Lớp 7

- Ông Đồ - Vũ Đình Liên

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)

- …

- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)

- Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

- …

Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp

Bài nghị luận xã hội

Vấn đề của đời sống

Lớp 6

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).

- Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)

Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)

Lớp 7

- Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)

- Tiếng gà trưa

- Ca Huế

- …

Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người

c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.

Ví dụ:

Lớp

Nội dung đề tài

Hình thức văn bản

Lớp 6

- Về một sự kiện (lịch sử)

- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..)

- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian

- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả

Lớp 7

- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.

 

 

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.

- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).

31 tháng 8 2023

- Đặc điểm của văn bản nghị luận: 

+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo.

+ Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình. 

+ Sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự biểu cảm, thuyết minh. 

- Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: Chú ý những vấn đề:

+ Mục đích của văn bản.

+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 

+ Vai trò của yếu tố thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

31 tháng 8 2023

Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.

Yêu cầu: 

-Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

 -Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. 

-Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một: 

+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.

+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.

+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....

- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.

+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

Văn bản thông tin

-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

- Mẹ (Đỗ Trung Lai)

 

 

- Ông đồ (Vũ Đình Liên)

 

- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)

 

- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

 

- Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ)

- Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry)

- Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.

- Nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một truyền thống đẹp dần bị lãng quên.

- Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng với những đức tính tốt đẹp dù từng chịu nhiều áp bức bất công.

- Cảm xúc ngậm ngùi trân trọng của nhân vật trong buổi học cuối cùng.

 

- Cuộc vật lộn giữa con người và biển cả.

- Câu chuyện thuật lại một ý tưởng phát minh mới nhằm hướng tới ước mơ xóa bỏ chiến tranh.

Văn bản nghị luận

- Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

 

- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

- Phân tích và làm rõ tài năng của Đoàn Giỏi trong việc mô tả thiên nhiên và con người trong “Đất rừng phương Nam”.

- Phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Văn bản thông tin

- Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)

 

 

 

- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

- Thuyết minh và giới thiệu về nguồn gốc, quy luật và môi trường diễn xướng của ca Huế, một thể loại âm nhạc đỉnh cao được xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Giới thiệu về đặc điểm, luật thi và cách thi của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau.