K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1

giúp mình với

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Người anh trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " là một cậu bé yêu thương và quý mến em nhưng cũng có những tính cách có phần đáng chê trách như ghen tức , đố kị với em. Ban đầu , tình cảm của hai anh em rất tốt. Người anh gọi em bằng cái tên thân thương là Mèo và luôn cảm thấy con bé thật trẻ con khi cứ lục lọi hết tất cả mọi thứ trong nhà. Thế rồi khi chú Tiến Lê - một người bạn của bố , phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương thì tâm tính người anh lúc này đã thay đổi. Thấy mọi người có vẻ yêu thương và quan tâm đến em gái nhiều hơn là mình , người anh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực , cảm thấy lúc nào cũng muốn cau có , gắt gỏng với em. Người anh cảm thấy mình như một đồ thừa thải trong nhà , thiếu tình thương , thiếu sự quan tâm từ mọi người. Rồi đến khi  bức tranh của Kiều Phương đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh , người anh mới sững sờ khi thấy nhân vật chính trong bức tranh là mình. Lúc này, người anh nhận ra sai lầm của bản thân và thấy được tình yêu thương , lòng vị tha và trái tim nhân hậu của Kiều Phương - cô em gái bé nhỏ của mình.

Bài học rút ra:

Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

23 tháng 2 2021

 Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, trong khi đó cậu không được hoàn hảo như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương. Trong cuộc sống hằng ngày, điều quan trọng nhất là phải biết yêu thương lẫn nhau, không nên ganh ghét, ganh tị với nhau để không xảy ra những sự việc đáng tiếc. Bởi vậy nhân gian mới có câu: "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". 

1 tháng 1 2023

 Tham khảo:

  Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

7 tháng 12 2021

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

h cho mình nhé
 

7 tháng 12 2021

) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống mà

3 tháng 4 2016
Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mất ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết tui nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông củ.Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi vừa nhận được một cái gì đó của ông.(Theo Tuôc-ghề-nhép)

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Về kĩ năng

- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nêu rõ quan điểm đánh giá về vấn đề cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội thông qua nội dung câu chuyện.

- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điếm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.

B. Về kiến thức

 

I. Mở bài

- Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện: ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Mỗi người có một cách ứng xử riêng. Nhưng làm thế nào để có cách ứng xử lịch sự, hài lòng người đối diện là vẫn đề không phải dễ.  

- Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài

1. Suy nghĩ về văn hoá ứng xử trong cuộc sống

- Cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với nhau trong cuộc sống thể hiện rõ nhân cách, bản chất của từng người.

2. Thực trạng vãn hoá ứng xử trong cuộc sống

a. Ứng xử có văn hoá:

- Đó là cách ứng xử khéo léo, tế nhị, phù hợp với đối tượng giao tiếp.

- Người đối diện cảm thấy dễ chịu hài lòng và quý mến mình.

(Học sinh lấy dẫn chứng từ nội dung câu chuyện hoặc từ thực tế cuộc sống…).

b. Ứng xử thiếu văn hoá:

- Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác.

- Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. 

(Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dân chứng trong học đường).

3. Liên hệ bản thân

- Đã có lúc nào em thiếu bình tĩnh dẫn đến ứng xử thiếu tế nhị với người khác? Sau những lần ấy em rút ra được kinh nghiệm gì?

- Ý kiến của bản thân: Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.

- Từ câu chuyện em rút ra bài học gì? Liên hệ với thái độ ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay?

III. Kết bài

- Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.

4 tháng 4 2016

 “Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Nững câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép. 
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có. 
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác. 
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống. 
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy. 
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội. 
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi. 
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

Em rút ra được bài học là không nên kiêu căng, coi thường người khác

1 tháng 1 2022

Câu chuyện kể về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Chú thỏ vì ỷ lại tốc độ chạy của mình mà chủ quan nên rùa dù chậm chạp mà kiên trì đã về đến đích trước. Qua đó, rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho người đọc. Ý nghĩa của câu truyện chính là khi làm bất cứ một việc gì thì làm chậm và ổn định chắc chắn sẽ chiến thắng. Và cũng đừng giống Thỏ nghĩ mình chạy nhanh nên đã tự cao tự đại coi thường Rùa, kết cục là Rùa đã chiến thắng.