K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Cảm nhận về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ: 

- Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. 

- Những âm thanh vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. 

- Vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

- Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”...

- Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,...

11 tháng 3 2023

* Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

* Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

– Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”…

– Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, .....

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, ....

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời

Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ "Lòng rượi buồn", "Chập chờn sống lại","nhớ","chửa xoá mờ"

Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tiếc nuối và xen chút hoài niệm. Tác giả khao khát được một lần về quá khứ thời niên thiếu của mình để được ở bên mẹ lâu hơn. Dần dần ước mong ấy trở thành tiếc nuối khôn nguôi vì không thể thực hiện được

14 tháng 11 2016

Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !

NG
13 tháng 9 2023

- Các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

+ Màu sắc: “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”, “lá vàng”. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Âm thanh: “đưa vèo”, “đớp động”. Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tĩch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người.

+ Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”. Chuyển động rất nhẹ, nói lên sự chăm chú quan sát của tác giả. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã được sử dụng thành công đem lại hiệu quả cao.

- Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ: 

+ Ao thu với làn nước “trong veo”, sóng gợn nhẹ.

+ Bầu trời cao xanh lồng lộng.

+ Không gian yên tĩnh, vắng vẻ. Không gian bức tranh được khuôn gọn trong một chiếc ao.

+ Ngõ quanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc bộ.

+ Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá.

19 tháng 5 2016

Tham khảo tại Câu hỏi của Huỳnh Yến Nhi - Học và thi online với HOC24

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
 Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.