K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chịu, mình mới học lớp 5 à.

mình cũng chỉ hoch lớp 5

1 tháng 10 2018

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:

- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ ác, tham lam.

Một số nhân vật phổ biến là:

Thạch Sanh, Sọ Dừa,...

19 tháng 10 2018

ai giúp mk với mk cần gấp

7 tháng 11 2021

cảm ơn

28 tháng 1 2019

Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn đói hoàng hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tình yêu thương.

Bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, bà chỉ xuất hiện khi anh cu Tràng dẫn vợ vừa nhặt được về nhà. Có lẽ khoảnh khắc này người đọc sẽ bắt đầu nhận ra được người mẹ nghèo này có thái độ, tình cảm như thế nào dành cho con.

Bà cụ Tứ hiện lên là người đàn bà khắc khổ, nghèo đói với cái dáng “lòng khòng”, “khập khiễng bước từ ngoài cổng bước vào”. Với một loạt từ dùng để chỉ hình dáng và cử chỉ của bà như “nhấp nháy mắt”, “lập khập bước đi”, “lễ mễ” đã gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh người mẹ già không còn khỏe mạnh và tinh anh nữa. Giữa xóm ngụ cư nghèo đói, giữa sự tan tác, hoang sơ của cảnh vật và con người, hình ảnh người mẹ này hiện lên khiến người đọc không khỏi xót xa.

Mặc dù bà chỉ xuất hiện khi Tràng dẫn vợ về nhà nhưng lại ám ảnh đến người đọc khi đã gấp trang sách lại. Vì Kim lân đã để cho bà xuất hiện với những nét tính cách và tình cảm yêu thương, cảm thông, chịu thương chịu khó hết mực. Bà là một người mẹ vĩ đại và tuyệt vời.

Khi thấy một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, tâm trạng của bà thất thường, không yên và luôn tự hỏi là ai. Khi biết được sự tình, bà cũng không lớn tiếng, cũng không xua đuổi. Bà chỉ lặng lẽ như chính cuộc đời của mình như vậy. Bà thương con mình, thương cho người đàn bà lạ kia. Một tình thương sâu thẳm và bao la.

Bà chỉ lo “không biết chúng nó có sống nổi qua ngày không”. Nỗi lòng của người mẹ nặng trĩu âu lo khi cái nghèo dồn dập và cái tình người thì vẫn còn đong đầy.

Thấy con lấy vợ, bà cũng mừng, nhưng bà lại tủi vì “người ta có gặp lúc khó khăn đói khổ này mới lấy con mình, con mình mới có vợ được’. Một sự nghiệt ngã đến đau lòng khiến bà càng yêu thương con tha thiết hơn, và thương thêm người đà bà lạ nghèo khổ, tiêu điều kia.

Bà cụ Tứ còn là một người rất hiểu chuyện, không hề than vãn bất cứ điều gì. Bà chỉ nhẹ nhàng bảo “Vợ chồng chúng mày lo mà làm ăn, rồi trời thương. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời bao giờ đâu”. Dù hiện thực nghiệt ngã, cái đói cứ đeo bám nhưng bà vẫn động viên, an ủi hai vợ chồng trẻ. Đó là điều mà không phải người mẹ nào cũng có thể can đảm nghĩ, can đảm động viên con như thế.

Chính tấm lòng này của người mẹ khiến cho Tràng và người vợ mới thêm nhẹ lòng, không bị ràng buộc và khó khăn quá nhiều. Khi đó chúng ta mới thấy được tình người le lói giữa cảnh đời u tối như thế này thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bà là một người mẹ tuyệt vời, dù cuộc đời này không được tốt đẹp như bà vẫn mong.

Hình ảnh bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng lấy vợ khiến người đọc vỡ òa. Dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Nói đúng hơn, bà cũng đang vun vén và xây đắp cho hạnh phúc của con mình.

Đặc biệt hình ảnh “nồi cháo cám’ xuất hiện ở bữa cơm đầu tiên Tràng dẫn vợ về không những khiến vợ chồng Tràng nghẹn ứ ở cổ mà  còn khiến người đọc không thể cầm nổi nước mắt. Hóa ra trong cái nghèo đói rình rập như vậy, chỉ một bát cháo “đắng chát” cũng đủ nhen nhóm lòng người như vậy. Thực sự đây là hình ảnh mang tính chất nghệ thuật và có sức ám ảnh lớn. Cũng giống như “bát cháo hành” trong truyện Chí Phèo thì “nồi cháo cám’ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đều là những hình ảnh neo giữ thật sâu trong tâm trí người đọc.

Tâm trạng và nụ cười niềm nở của bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm đó thực sự đã tràn niềm vui, sự ấm áp sang đôi vợ chồng trẻ. Bà còn bảo “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”. Sự vui vẻ của người mẹ nghèo làm bừng sáng lên không khí tăm tối những ngày qua. Thực sự chỉ tấm lòng của những người mẹ mới có thể khiến cho con cái yên lòng. Anh cụ tràng và thị thực sự là những người hạnh phúc, dù đói nghèo vẫn còn dai dẳng.

Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ bằng những chi tiết rất đời thường nhưng lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về người nông dân trong hoàn cảnh đất nước đói kém. Bà là người khiến nhiều người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn đói hoàng hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tình yêu thương.

Bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, bà chỉ xuất hiện khi anh cu Tràng dẫn vợ vừa nhặt được về nhà. Có lẽ khoảnh khắc này người đọc sẽ bắt đầu nhận ra được người mẹ nghèo này có thái độ, tình cảm như thế nào dành cho con.

Bà cụ Tứ hiện lên là người đàn bà khắc khổ, nghèo đói với cái dáng “lòng khòng”, “khập khiễng bước từ ngoài cổng bước vào”. Với một loạt từ dùng để chỉ hình dáng và cử chỉ của bà như “nhấp nháy mắt”, “lập khập bước đi”, “lễ mễ” đã gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh người mẹ già không còn khỏe mạnh và tinh anh nữa. Giữa xóm ngụ cư nghèo đói, giữa sự tan tác, hoang sơ của cảnh vật và con người, hình ảnh người mẹ này hiện lên khiến người đọc không khỏi xót xa.

Mặc dù bà chỉ xuất hiện khi Tràng dẫn vợ về nhà nhưng lại ám ảnh đến người đọc khi đã gấp trang sách lại. Vì Kim lân đã để cho bà xuất hiện với những nét tính cách và tình cảm yêu thương, cảm thông, chịu thương chịu khó hết mực. Bà là một người mẹ vĩ đại và tuyệt vời.

Khi thấy một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, tâm trạng của bà thất thường, không yên và luôn tự hỏi là ai. Khi biết được sự tình, bà cũng không lớn tiếng, cũng không xua đuổi. Bà chỉ lặng lẽ như chính cuộc đời của mình như vậy. Bà thương con mình, thương cho người đàn bà lạ kia. Một tình thương sâu thẳm và bao la.

 Bà chỉ lo “không biết chúng nó có sống nổi qua ngày không”. Nỗi lòng của người mẹ nặng trĩu âu lo khi cái nghèo dồn dập và cái tình người thì vẫn còn đong đầy.

Thấy con lấy vợ, bà cũng mừng, nhưng bà lại tủi vì “người ta có gặp lúc khó khăn đói khổ này mới lấy con mình, con mình mới có vợ được’. Một sự nghiệt ngã đến đau lòng khiến bà càng yêu thương con tha thiết hơn, và thương thêm người đà bà lạ nghèo khổ, tiêu điều kia.

Bà cụ Tứ còn là một người rất hiểu chuyện, không hề than vãn bất cứ điều gì. Bà chỉ nhẹ nhàng bảo “Vợ chồng chúng mày lo mà làm ăn, rồi trời thương. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời bao giờ đâu”. Dù hiện thực nghiệt ngã, cái đói cứ đeo bám nhưng bà vẫn động viên, an ủi hai vợ chồng trẻ. Đó là điều mà không phải người mẹ nào cũng có thể can đảm nghĩ, can đảm động viên con như thế.

Chính tấm lòng này của người mẹ khiến cho Tràng và người vợ mới thêm nhẹ lòng, không bị ràng buộc và khó khăn quá nhiều. Khi đó chúng ta mới thấy được tình người le lói giữa cảnh đời u tối như thế này thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bà là một người mẹ tuyệt vời, dù cuộc đời này không được tốt đẹp như bà vẫn mong.

Hình ảnh bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng lấy vợ khiến người đọc vỡ òa. Dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Nói đúng hơn, bà cũng đang vun vén và xây đắp cho hạnh phúc của con mình.

Đặc biệt hình ảnh “nồi cháo cám’ xuất hiện ở bữa cơm đầu tiên Tràng dẫn vợ về không những khiến vợ chồng Tràng nghẹn ứ ở cổ mà  còn khiến người đọc không thể cầm nổi nước mắt. Hóa ra trong cái nghèo đói rình rập như vậy, chỉ một bát cháo “đắng chát” cũng đủ nhen nhóm lòng người như vậy. Thực sự đây là hình ảnh mang tính chất nghệ thuật và có sức ám ảnh lớn. Cũng giống như “bát cháo hành” trong truyện Chí Phèo thì “nồi cháo cám’ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đều là những hình ảnh neo giữ thật sâu trong tâm trí người đọc.

Tâm trạng và nụ cười niềm nở của bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm đó thực sự đã tràn niềm vui, sự ấm áp sang đôi vợ chồng trẻ. Bà còn bảo “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”. Sự vui vẻ của người mẹ nghèo làm bừng sáng lên không khí tăm tối những ngày qua. Thực sự chỉ tấm lòng của những người mẹ mới có thể khiến cho con cái yên lòng. Anh cụ tràng và thị thực sự là những người hạnh phúc, dù đói nghèo vẫn còn dai dẳng.

Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ bằng những chi tiết rất đời thường nhưng lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về người nông dân trong hoàn cảnh đất nước đói kém. Bà là người khiến nhiều người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

20 tháng 3 2016

Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", Bố Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An.[3]

Theo sách Việt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ông được lập đền thờ ở thôn chợ Sa Nam. [4]

Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".

Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,...

20 tháng 3 2016

Bà Triệu  còn được gọi là Triệu Ẩu , Triệu Trinh NươngTriệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh (225248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226)[3] tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt [5], bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

5 tháng 2 2018
Tên truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người   - hai mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội
Nhân vật là vật(con vật, đồ vật, cây cối,...) - Dế mèn ,Nhà trò, Bọn nhện - giao long
18 tháng 6 2023

Bạn không đưa dữ liệu lên sao làm!

6 tháng 11 2021

image

THAM KHẢO

6 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý. 

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

 

Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.

Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.

Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.

Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nghe xong thì đáp:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.

Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.

15 tháng 4 2022

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.