K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

*Tham khảo:

1. Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ, cao tốc để kết nối vùng Đông Bắc và Tây Bắc với các khu vực khác trong cả nước.
2. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản để tận dụng nguồn lực tự nhiên của vùng.
3. Phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, tận dụng cảnh đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa của vùng để thu hút du khách.
4. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển thông qua việc giảm bớt các quy định pháp lý phức tạp và hỗ trợ vốn đầu tư.

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

15 tháng 11 2021

Đến cuối thế kỷ 19 tại sao nề kinh tế Pháp phát triển chậm lại:

A) Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên

B) Pháp tập trung nhiều vào khai thác thuộc địa

C) Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hang cho vay lấy lãi

D) Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành

nhớ tíck

Đến cuối thế kỷ 19 tại sao nề kinh tế Pháp phát triển chậm lại:

A) Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên

B) Pháp tập trung nhiều vào khai thác thuộc địa

C) Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hang cho vay lấy lãi

D) Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành

^ HT ^

Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì phân bố ở đâu? *Phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.Phía Bắc Hồ Lớn và vùng ven Đại Tây Dương.Phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Thái Bình Dương.Vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời".Địa hình Bắc Mĩ được chia thành mấy khu vực? *2345Tỉ lệ dân đô thị ở Trung và Nam Mĩ hiện nay là *62% dân số.75% dân số.78% dân số.80% dân số.Loại cây trồng chủ...
Đọc tiếp

Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì phân bố ở đâu? *
Phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.

Phía Bắc Hồ Lớn và vùng ven Đại Tây Dương.

Phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Thái Bình Dương.

Vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời".


Địa hình Bắc Mĩ được chia thành mấy khu vực? *

2

3

4

5


Tỉ lệ dân đô thị ở Trung và Nam Mĩ hiện nay là *

62% dân số.

75% dân số.

78% dân số.

80% dân số.


Loại cây trồng chủ yếu ở ven vịnh Mê-hi-cô là *

lúa mì

ngô và lúa mì

nho, cam, chanh, ôliu

cây công nghiệp nhiệt đới


Các ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng phía nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì là *

Sản xuất máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ.

Sản xuất vật liệu tổng hợp, chế tạo máy công cụ, hóa chất.

Hàng không vũ trụ, dệt, luyện kim, thực phẩm.

Chế tạo máy công cụ, hóa chất, điện tử, viễn thông.

 


Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên *

thấp.

rất thấp.

cao.

rất cao.


Các ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ là *

Bảo hiểm, tín dụng, giáo dục, giao thông vận tải, khách sạn.

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải.

Ngân hàng, y tế, thể thao, giao thông vận tải, sửa chữa.

Giao thông vận tải, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục, nhà hàng.


Lãnh thổ châu Mĩ không gồm bộ phận lãnh thổ nào? *

Lục địa Bắc Mĩ.

Eo đất Trung Mĩ.

Lãnh thổ Nam Mĩ.

Quần đảo Ma-đa-gax-ca.


Đồng bằng rộng lớn nhất khu vực Nam Mĩ là *

đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

đồng bằng A-ma-dôn.

đồng bằng Pam-pa.

đồng bằng La-pla-ta.


Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ gồm các nước thành viên nào? *

Canada, Hoa Kì, Mê-hi-cô.

Canada, Hoa Kì, Bra-xin.

Hoa Kì, Cu Ba, Ác-hen-ti-na.

Hoa Kì, Bra-xin, Ác-hen-ti-na.



Dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía tây và phía Đông là do chịu ảnh hưởng của *

nền văn hóa ngoại lai.

tâm lí thích thay đổi chỗ ở

sự phân hóa về tự nhiên.

sự phân hóa của thảm thực vật.


Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ hiện nay là *

người gốc Âu.

người gốc Phi.

người Lai.

người Anh-điêng.


Khối thị trường chung Méc-cô-xua được thành lập là do *

các nước Nam Mĩ muốn thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Mĩ.

các nước Bắc Mĩ muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước phương Tây.

giữ gìn nền văn hóa bản địa Nam Mĩ.

tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Phần lớn các thành phố của Bắc Mĩ nằm ở *

phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

vùng đồng bằng trung tâm và ven vịnh Mê-hi-cô.

ven vịnh Mê-hi-cô và vùng ven Thái Bình Dương.

phía nam vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương.


Trên thế giới, châu Mĩ có diện tích lớn thứ mấy? *

Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư



Dãy núi trẻ chạy dọc bờ phía Tây của Nam Mĩ là *

An-đét.

Trường Sơn.

Cooc-đi-e.

A-pa-lat.


Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào? *

Nửa cầu Tây.

Nửa cầu Nam.

Nửa cầu Đông.

Nửa cầu Bắc.


Nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da có đặc điểm là *

tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao.

có diện tích đất nông nghiệp nhỏ.

xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

canh tác theo lối quảng canh là chủ yếu.


Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của *

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

Trình độ công nghiệp hóa cao.

Đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.

Độ thị hóa có quy hoạch.




Đặc điểm của miền đồng bằng Bắc Mĩ là *

cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở phía nam và tây nam.

cao ở phía tây, thấp dần ở phía đông.

cao ở phía nam và tây nam, thấp dần ở phía bắc và tây bắc.

cao ở phía đông, thấo dần ở phía tây.

1
10 tháng 3 2022

dài quá mức cho phép rồi e tách 5 câu 1 lần nhe

19 tháng 8 2018

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

22 tháng 10 2023

C

NG
23 tháng 10 2023

 B. vùng núi Đông Bắc.

29 tháng 2 2016

a) Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên

- Địa hình và đất đai thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo; có sự phân hóa theo đai cao, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây cà phê

b) Tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê

Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cơ cấu cây trồng đa dạng : cà phê chè, cà phê vối. Phân bố rộng, tập trung nhiều ở tình Đăk Lăk

c) Biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê vùng này

- Bổ sung lao động : đảm bảo nhu cầu về lương thực

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất cà phê, tìm kiếm ổn định thị trường.

 

8 tháng 12 2017

Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

23 tháng 11 2018

1. Điều kiện phát triên cây cà phê ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Đất trồng: chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

-Khí hậu

+Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nước tưới cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, cà phô mít với năng suất cao và ổn định. Ở các cao nguyên trên l.000rn khí hậu lại rất mát mẻ thích hợp để trồng cà phê chè.

-Tài nguyên nước

+Các sông Xô Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai có giá trị tương đối lớn về thủy lợi

+Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tưới trong mùa khô

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước

+Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cà phê

-Cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê từng bước phát triển. Sự phát triển các nhà máy chế biến cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cây cà phê ỏ Tây Nguyên

-Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê Việt Nam đã đứng vững trên thị trường thế giới (nhất là thị trường Tây Âu)

-Chính sách: Hàng loạt chính sách có tác dụng thúc đấy sự phát triển cây cà phê

+Chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao dộng trong phạm vi cả nước

+Giao đất lâu dài cho nông dân

+Phát triển cây công nghiệp dể tạo nguồn hàng xuất khẩu

+Chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (trong đó có chế biến lương thực thực phẩm)

+Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu

b) Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh họat

-Đất đai bị đe dọa xói mòn trong mùa mưa

-Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông, dịch vụ kĩ thuật,...

2. Các khu vực chuyên canh cà phê

-phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)

-Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ờ những vùng nóng hơn, chủ yếu ờ tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

3. Các biện pháp đế có thể phát triên ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên

-Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế họach phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê

-Thu hút lao động từ các vùng khác nhau của đất nước, đồng thời tận dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân lộc ở Tây Nguyên. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chê biến cà phê

-Đảm bảo đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê

-Phát triển và nâng cấp chất lượng mạng lưới giao thông, đặc biệt là tuyến đường 14 vì đây là trục giao thông chính theo chiều Bắc - Nam di qua các tỉnh Tây Nguyên

-Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê

-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

-Có chính sách ưu đãi đối với các vùng sản xuất cà phê

-Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê