K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.

- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.

13 tháng 9 2023

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.

27 tháng 12 2016

Phieu hoc tap 1:

(1)ve thien nhien,hien tuong.

(2)dua vao nhung su viec trog thuc te,cs cua con nguoi xung quanh.

(3)giup ta biet cach van dung tu nhien,thien nhien,thien van,...de du doan ap dung vao cs

Phieu hoc tap so 2:

(1)ve lao dong,san xuat

cau 2,3 deu giong nhu phieu hoc tap 1

29 tháng 12 2016

Viết dấu đi bạn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon

8 tháng 4 2017

K chép trên mạng nha, càng dài càng chi tiết càng tốt. Mơn mấy bn nhìu

1 tháng 3 2017

Một mặt người bang mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

1 tháng 3 2017

làm ơn giúp mk với mk đang cần gấp

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:

- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi

- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.
 

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Lên thác Xuống ghềnh


Những câu thành ngữ có nghĩa tương tự nhau như:

+ Lên núi đao xuống biển lửa

+ Mấy núi cũng leo mấy sông cũng lội

Câu thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" được chuyển sang tiếng khác:

3
21 tháng 11 2016

Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.

21 tháng 11 2016

chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.