K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Có thể khẳng định như vậy dựa vào việc tác giả để lượt lời của kiến ở phía sau, nhằm in đậm vào trí nhớ của người đọc, đồng thời dựa vào lời nói của mối và kiến:

+ Mối: xưng hô trịch thượng ("chúng ta")

+ Kiến: xưng hô chừng mực ("các anh)

16 tháng 9 2023

- Hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

- Thái độ dè bỉu.

- Dựa vào lời kể và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."

- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. 

Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.

20 tháng 10 2016

Câu1:

I.MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

  1. Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

 

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-     Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-   Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

20 tháng 10 2016

Câu2:

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.  

 

Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.                    (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)b. Thật ra, điều này không...
Đọc tiếp

Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?

a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

                    (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.

                      (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

                                   (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

2
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Câu khẳng định => câu khẳng định vấn đề, không có từ phủ định

b. Câu phủ định => có từ phủ định “không”

c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”

a: Đây là câu khẳng định vì nó khẳng định vấn đề và không có yếu tố phủ định

b: Đây là câu phủ định vì có từ "Không"

c: Đây là câu phủ định vì có từ "chẳng thể"

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
Mình muốn tất cả xem Như đã biết người Việt Nam cực kì thông minh chứng minh đã thấy đứng top 5 người thông minh thế giới. Nhưng tại sao giới trẻ hiện nay lại không phát triển được toàn bộ khả năng. Rất rõ ràng là do cách giáo dục của Việt Nam.  Hoàn toàn sai mình khẳng định luôn. Phong tục của người nước ngoài là đọc sách. Họ rất ưu tiên cho việc...
Đọc tiếp

Mình muốn tất cả xem 

Như đã biết người Việt Nam cực kì thông minh chứng minh đã thấy đứng top 5 người thông minh thế giới. Nhưng tại sao giới trẻ hiện nay lại không phát triển được toàn bộ khả năng. Rất rõ ràng là do cách giáo dục của Việt Nam.  Hoàn toàn sai mình khẳng định luôn. Phong tục của người nước ngoài là đọc sách. Họ rất ưu tiên cho việc đọc sách. Sách ở thư viện là miễn phí. Còn ở Việt Nam là chú đưa tiền đây thì số sách này mới là của chú ok  :))  Phong tục Việt Nam gọi là học thêm suốt ngày. Mình nói lun cho các phụ huynh biết này  học nhiều chẳng để làm gì cả.  IQ ko cần phải quá thông minh nha. Người nào có EQ cao thì sau này sẽ làm giám đốc rất dễ còn IQ cao cũng chỉ là làm thuê thôi. Vì sao tại vì EQ là chỉ số cảm xúc. Một người lãnh đạo thực thụ thì phải hiểu rõ cảm xúc của mọi người nên người nào có EQ cao là dễ làm giám đốc. Còn IQ cao thì họ chỉ giỏi về 1 chuyên môn thôi tức là làm thuê. Chỉ số IQ có thể tính được nhưng chỉ số EQ là không thể. Học sinh Việt Nam bị phụ huynh ép cho đi học thêm quá nhiều nên nhiều học sinh thường sẽ có cảm xúc robot. Bạn hiểu cảm xúc robot là gì không có nghĩa là gần như không có cảm xúc chỉ quan tâm tới 1 việc học. Vì vậy khuyên phụ huynh Việt Nam nên cho con của mình học các môn năng khiếu như chơi đàn này , bóng đá, võ , ... là các môn giải trí sẽ rất tốt.  Các phụ huynh toàn có quan niệm rằng mày cứ học được điểm cao thế là vui rồi. Thế là mình xin chấp 2 tay luôn ạ. Điểm số không làm gì được. Mà quan trọng phải là kiến thức bạn nắm được để sau này vận dụng trong cuộc sống chứ điểm số không bao giờ đánh giá được con người bạn.  Mình muốn các bạn mạnh dạn chia sẻ với phụ huynh nhé .

4
26 tháng 7 2019

quá chuẩn luôn bạn à viết hay lắm phụ huynh  Việt Nam toàn cho học từ sáng đến tối mà ko biết gì

Tra loi :

Bn ns rat dung dark boy ak!

# study well

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em đồng tình vì những ký ức đẹp sẽ là hành trang quý báu đi theo cô bé suốt cả cuộc đời, trở thành nguồn động lực và niềm hy vọng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Theo An-đéc-xen kể lại, ông đã mang đến niềm vui cho cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt- len. Em có đồng tình với ý kiến "trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế"

Vì ông luôn mong muốn mang tới những kỉ niệm đẹp để hàn gắn vào tuổi thơ của những đứa trẻ và khi ông nói như vậy là muốn hướng tới một tâm hồn với những kỉ niệm thơ ấu rực cháy và những sự mất mát là do chú lùn giấu đi hoặc họ chưa tìm kiếm ra.