K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau: Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh non.Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữa.Trái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn nhánh cong.Nhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô biên sáng nắngMấy chú quả sấu nonGiỡn cả cùng mây trắngMấy...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau:

Chót trên cành cao vót

Mấy quả sấu con con

Như mấy chiếc khuy lục

Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng

Đóng khung vào cửa sổ

Làm mấy quả sấu tơ

Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng

Để đeo oằn nhánh cong.

Nhánh hãy giơ lên thẳng

Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời

Giữa vô biên sáng nắng

Mấy chú quả sấu non

Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt,

Thoáng như một nghi ngờ,

Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có

Xảy ra như thế nào?

Nay má hây hây gió

Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn

Nấn từng vòng nhựa một

Một sắc nhựa chua giòn

Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức

Trăm thứ giặc, thứ sâu,

Thách kẻ thù sự sống

Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non

Chưa ăn mà đã giòn,

Nó lớn như trời vậy,

Và sẽ thành ngọt ngon.

(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Về thể thơ, bài thơ trên giống với bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 (Tập 1) ?

       A. Ngàn sao làm việc                     B. Đồng giao mùa xuân             

       C. Quê hương                                 D. Gò me

Câu 2: Trong câu thơ  Trông ngây thơ lạ lùng có bao nhiêu từ láy được sử dụng?

  A. 1                       B. 2                               C. 3                            D. 4

Câu 3: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sấu non nhí nhảnh.

D. Những quả sấu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa ?

A. Vì chúng ở trên cao.          B. Vì chúng là những quả sấu non.

 C. Vì chúng chưa lớn.           D. Vì chúng là khuy lục của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  Giỡn cả cùng mây trắng có nghĩa là gì?

A. Vui              B. Đùa                      C. Chơi                                D. Nghịch

Câu 6: Hai câu thơ Trái non như thách thức/Trăm thứ giặc, thứ sâu gợi điều gì về hình ảnh trái non?

 A. Sự hèn nhát trước kẻ thù đang đe dọa tấn công mình.

 B. Sự tự tin trước mọi khó khăn, thử thách.

 C. Thái độ tự tin, sẵn sàng đối mặt và chống trả trước sự đe doạn tấn công từ kẻ thù.

D. Thái độ ngang ngược trước kẻ thù.

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau quả sấu con con, quả sấu tơ, trái con, mấy chú quả sấu con  tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Từ “Ôi” trong câu thơ Ôi! từ không đến có/ Xảy ra như thế nào? thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

A. Lo lắng                                      B. Bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú  

C. Vui mừng                                   D. Hoảng hốt

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9:  Em học tập được gì từ hình ảnh trái non trong đoạn thơ:

                        Trái non như thách thức

                       Trăm thứ giặc, thứ sâu,

                       Thách kẻ thù sự sống

                       Phá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh non.Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữa.Trái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn nhánh cong.Nhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô biên sáng nắngMấy chú quả sấu nonGiỡn cả cùng mây trắng.1) Xác định thể thơ.2)...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng.

1) Xác định thể thơ.

2) PTBĐ chính

3) BPTT sử dụng trong khổ thơ đầu

4) Nhà thơ miêu tả quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

5) Tại sao tác giả cảm thấy quả sấu tơ "càng nhỏ xinh hơn nữa"?

6) Em hiểu từ "giỡn" trong câu thơ "giỡn cả cùng mây trắng" có nghĩa là gì?

7) Khi gọi tên quả sấu bằng những tên  khác: quả sấu tơ, sấu con con, mấy chú quả sấu non thì có ý nghĩa là gì?

8) Nhận xét nói đúng nhất về nội dung đoạn thơ

9) Trong đoạn thơ trên chi tiết, hình ảnh thơ nào, để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất ? Hãy trình bày cảm nhận đó của em bằng đoạn thơ 3-5 dòng

10) Qua đoạn thơ tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì?

Mình cảm ơn nhiều ạ!!!

0
DE 5I. ĐỌC HIỂUĐọc văn bản sau:Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non. Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn nhánh cong. Nhánh hãy giơ lên thẳngÔi! từ không đến cóXảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào. Một ngày một lớn hơn Nấn từng vòng nhựa một Một sắc...
Đọc tiếp

DE 5

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con 
Như mấy chiếc khuy lục 
Trên áo trời xanh non. 
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ 
Làm mấy quả sấu tơ 
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
 Trái con chưa đủ nặng 
Để đeo oằn nhánh cong. 
Nhánh hãy giơ lên thẳng

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào? 
Nay má hây hây gió 
Trên lá xanh rào rào. 
Một ngày một lớn hơn 
Nấn từng vòng nhựa một 
Một sắc nhựa chua giòn 
Ôm đọng tròn quanh hột…
 Trái non như thách thức 
Trăm thứ giặc, thứ sâu, 
Thách kẻ thù sự sống

Trong ngây thơ lạ lùng 
Cứ như thế trên trời
 Giữa vô biên sáng nắng
 Máy chủ quả sấu non 
Giỡn cả cùng máy trắng

Mấy hôm trước còn hoa 
Mới thơm dậy ngào ngạt, 
Thoáng như một nghi ngờ,
 Trái đã liền có thật.

Phá đời không dễ đâu! 
Chao! cái quả sâu non. 
Chưa ăn mà đã giòn, 
Nó lớn như trải vậy,
 Và sẽ thành ngọt ngon.
(Trích trong tập "Tôi giàu đôi mắt" (1970) trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi
tiếng", Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ân dụ
D. So sánh, Nhân hóa, Ấn dụ.
Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. 
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sâu non nhí nhảnh.
D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao.
B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?
A. Vui
B. Đùa
C. Chơi
D. Nghịch
Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi
Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.
B. Thể hiện sự gần gũi. 
C. Thể hiện sự vui đùa.
D. Thể hiện thân thiết.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? 
A. Miêu tả quả sấu non trên cao. 
B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.
C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả
sáu.
D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
 Thách kẻ thù sự sống 
Phá đời không dễ đâu!
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

0
10 tháng 12 2020

Giúp mik vs mình cần ngay bây giờ, gấp lắm 😭😭

 

 

10 tháng 12 2020

a, ruộng hoang, tấc đất, tấc vàng

b, chiếc huy lực, trời xanh non

c, chiếc áo nâu, quê hương giản dị

20 tháng 12 2019

Cụm danh từ :   mấy quả sấu con con ,   trên áo màu xanh non ,   như mấy chiếc khuy áo .

Cụm tính từ :   chót vót trên cành cao .

 ban anime đưa chúng vào mô hình cấu tạo dùm mình nha

VD : phần trước                        phần trung tâm                           phần sau 

           mấy                                    quả sấu                                    con con

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sáng ra trời rộng đến đâuTrời xanh như mới lần đầu biết xanhTiếng chim lay động lá cànhTiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùngTiếng chim vỗ cánh bầy ongTiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơmGọi bông lúa chín về thônTiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhàTiếng chim cùng bé tưới hoaMát trong từng giọt nước hoà tiếng chimVòm...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim
                             Định Hải, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017

Câu 1: (1 điểm) Xác định từ loại của của từ “tiếng chim” và từ “vỗ” trong câu thơ “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong”

Câu 2: (1 điểm) Phát triển từ tiếng chim thành 1 cụm từ: danh từ

Câu 3: (2 điểm)  Cho các từ: kéo, mang, đội, gọi, rủ, em hãy thử thay thế từ “tha” trong câu thơ sau xem có được không? Giair thích tại sao?

“Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”

Câu 4: (2 điểm)  Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những dòng thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.

mọi người giúp tui nha . tui thấy khó 

0
Đề 6I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn       Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn,...
Đọc tiếp

Đề 6

I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn

       Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hổi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta gánh hai con Ến này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi môt mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc là lìa cành.

( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “ Trò chuyện đầu tuần “ của báo Hoa học trò )

Câu 1: (1 điểm ) Xác định PTBĐ chính của văn bản trên ?

Câu 2: (1 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong văn bản trên ?

Câu 3: ( 1 điểm ) Tác dụng của của biện pháp tu từ văn bản trên ?

 Câu 4: (1 điểm) Nêu nôi dung chính của văn bản trên ?

II.Phần làm văn.(6 điểm)

Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em

(Kể một chuyến về quê mà em nhớ mãi).

Ai làm giúp mình với mình cần gấp.

1
29 tháng 12 2021

PTBĐchính:tự sự

BPTT:nhân hoá ,cụ thể:

Mùa xuân .... vào giữa

So sánh ,cụ thể ở câu cuối

Nội dung:kể về sự ích kỉ của Dế Mèn đã phải trả giá

 

ĐỀ SỐ 2. I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,   Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng  Nghe con bước, lòng vui phơi phới. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:  "Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 2.

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,

 

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng 

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: 

"Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?"

 

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: 

"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, 

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến."

 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm khẽ nói:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!"

 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ trên

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: 

" Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ của con" 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố tự sự trong bài thơ trên

Câu 5. Nhận xét về cảm xúc và tình cảm của người cha dành cho con được thể hiện trong bài thơ trên.

Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày điều em tâm đắc nhất khi đọc bài thơ trên.

 

giúp mik vs ạ

0
ĐỀ 2:I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:MÈO LẠI HOÀN MÈO Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khônngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:- Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?Chủ nhà đáp:- Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì khôngđược....
Đọc tiếp

ĐỀ 2:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

MÈO LẠI HOÀN MÈO

 

Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn

ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.

Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:

- Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?

Chủ nhà đáp:

- Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì không

được. Phải gọi là con “Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được “Trời”.

Ông khách hỏi:

- Thế mây chẳng che được trời là gì?

Chủ nhà bảo:

- Thế thì tôi gọi nó là con Mây!

Khách lại hỏi:

- Thế nhưng gió lại đuổi được mây!

Chủ nhà lại bảo:

- Thế thì gọi nó là con Gió!

- Thế nhưng thành lại cản được gió?

- Thì tôi gọi nó là con Thành.

- Thế nhưng chuột lại khoét được thành!

- Thế thì tôi gọi nó là con Chuột.

- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!

Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo:

- Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy.

Ông khách vỗ tay cười:

- Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói

không?

 

(Theo https://truyendangian.com)

 

Câu 1. Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn.

 

C. Thần thoại. D. Truyền thuyết.

Câu 2. Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào?

A. Chủ nhà, ông khách, Gió, Mây.

B. Trời, Mây, Thành, Gió.

C. Chủ nhà, ông khách, con mèo.

D. Con mèo, Thành, Mây, Gió.

Câu 3. Trong văn bản Mèo lại hoàn mèo, con mèo được đặt tên theo thứ tự nào?

A. Trời, Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột.

B. Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mèo.

C. Trời, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mây.

D. Trời, Mây, Gió, Thành, Chuột, Mèo.

Câu 4. Theo văn bản, tại sao chủ nhà lại đặt tên cho con mèo là “Trời”?

A. Vì thích tên gọi là “Trời”.

B. Vì nghĩ rằng không có tên gọi nào phù hợp hơn.

C. Vì nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi.

D. Vì cho rằng con mèo giống trời.

Câu 5. Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”?

A. Vì thấy tên gọi đó không đẹp.

B. Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên.

C. Vì thấy chủ nhà quá khiêm tốn.

D. Vì thấy chủ nhà quá huênh hoang.

Câu 6. Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con

mèo?

A. Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên.

B. Vì thấy mấy tên đó không đẹp.

C. Vì muốn trêu đùa chủ nhà.

D. Vì muốn chủ nhà đặt tên theo cách của ông.

Câu 7. Qua văn bản, em thấy chủ nhà là người như thế nào?

Câu 8. Vì sao cuối cùng chủ nhà lại gọi tên là con Mèo?

Câu 9. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ quan điểm của em về ý kiến sau: “Bảo vệ rừng là bảo vệ

cuộc sống của chúng ta”.

2
11 tháng 5 2023

Tham khảo

1.B

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

C7.

→ Qua câu chuyện, em cảm thấy rằng chủ nhà là người rất tự kiêu thiếu hiểu biết, có tầm nhìn hạn hẹp.

C8.

→ Vì chủ nhà cảm thấy được sự vô lí của mình khi đặt tên của mèo không đúng với tên gọi của nó.

C9.

→ Em rút ra được bài học, mỗi người , vật nên biết đúng vị trí của bản thân mình, không nên thay đổi những lí lẽ của tự nhiên và cần biết lượng sức của mình để luôn có thái độ khiêm tốn và đúng mực trong cuộc sống.

II.Viết 

Bài viết:

Trái Đất là một hành tinh xinh đẹp. Một trong những tài nguyên quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hành tinh này chính là rừng.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Ở Việt Nam, có ba phần tư diện tích là đồi núi. Rất nhiều cánh rừng quý hiếm.

Rừng có rất nhiều vai trò. Đầu tiên, rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động và thực vật khác nhau. Tất cả cùng sinh sống, phát triển trong rừng tạo nên sự đa dạng sinh học cho Trái Đất. Tiếp đến, rừng có vai trò trong việc điều hòa khí hậu. Cây xanh trong rừng giúp lọc không khí, thu nhận khí các-bon-níc và sản xuất ra khí ô-xi, cần trong quá trình hô hấp của con người và động vật. Không chỉ vậy, cây xanh còn ngăn chặn hiện tượng sạt lở đất khi xảy ra mưa lớn. Việc bảo vệ rừng, chính là bảo vệ đến cuộc sống của con người.

Về kinh tế, rừng đã cung cấp một lượng tài nguyên như khoáng sản, gỗ, dược liệu… Ngoài ra việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái trong rừng cũng đã tạo ra được lợi nhuận lớn về kinh tế. Nhiều cành rừng còn phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học. Khai thác rừng một cách hợp lí giúp bảo vệ Trái Đất.

Đặc biệt nhất, rừng còn trở thành biên giới tự nhiên giữa các quốc gia. Với diện tích chủ yếu là đồi núi, thì nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Không chỉ vậy, những năm tháng chiến tranh, rừng đã trở thành người bạn của bộ đội - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Chính vì những vai trò trên, con người cần phải tích cực bảo vệ rừng. Đầu tiên, Nhà nước cần có những quy định xử phạt cho hành vi chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, các đơn vị kiểm lâm cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bảo vệ rừng. Người dân cần có ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tránh đốt rừng để làm nương rẫy…

Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng để cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như hành tinh xinh đẹp này mãi giữ được màu xanh.

11 tháng 5 2023

1.B

2.C

3.D

4.C

5.D

6.A

7.qua văn bản em thấy chủ nhà là một người huênh hoang,tự kiêu 

8.vì do ông khách liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo: bởi phải gọi tên sự vật đúng với bản chất của nó. Chứ tên khác không phù hợp.

9.bài học rút ra từ văn bản trên là cần biết bản thân mình là ai và đứng đúng vị trí của mình

II.VIẾT

tham khảo:

Một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người chính là rừng. Bởi vậy mà bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Hiểu một cách đơn giản thì rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Có thể khẳng định rằng, rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Ở nước ta, ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là điều vô cùng cần thiết. Trước hết, rừng là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động, thực vật. Nếu như rừng bị phá hoại, môi trường sống của chúng sẽ bị phá hủy. Không chỉ vậy, rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại giúp thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu. Khi những cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn như hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Bảo vệ rừng, chính là đang bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu thiên tai gây hại đến nhân loại.

Bên cạnh đó, những cánh rừng cũng đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Ông cha ta có câu “rừng vàng, biển bạc” chính vì vậy. Trong rừng có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Những cây thuốc quý có giá trị trong công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra, rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn với con người. Bảo vệ rừng, sẽ góp phần để xây dựng phát triển kinh tế.

Tầm quan trọng của rừng đôi khi còn gắn liền với lợi ích quốc gia. Nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới tự nhiên, bảo vệ rừng chính là bảo vệ an ninh quốc phòng. Trong chiến tranh, rừng giúp bộ đội ngụy trang, tránh khỏi kẻ thù… Bảo vệ rừng có ý nghĩa to lớn về mặt chiến lược đối với đất nước.

Từ đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. Một số hành động như trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Tóm lại, chúng ta cần hiểu được vai trò của rừng, và cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Điều đó thật sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nhân loại