K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:

+ Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga Xô viết được thành lập.

+ Trong những năm 1918 - 1920, nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đã liên minh với nhau để chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

+ Tháng 12/1922, tại Mátxcơva, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).

+ Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

- Ý nghĩa của sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:

+ Quá trình thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà, đồng thời tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

+ Liên Xô trở thành biểu tượng và là chỗ dựa về tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Những thành tựu của Liên Xô đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

10 tháng 6 2018

Đáp án A
Đầu 1950, chính phủ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện tinh thần chủ yếu đó là sự tương trợ của phe XNCN đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ý nghĩa đối với Liên Xô:

+ Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản; xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn (có diện tích gần 22,4 triệu km2, chiếm 1/6 diện tích Trái Đất).

+ Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh; làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.

- Ý nghĩa đối với thế giới:

+ Chứng minh học thuyết Mác - Lênin là đúng đắn, khoa học: giai cấp công nhân đã thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dẫn lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, đế quốc, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

+ Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa; tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.

+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc, về mô hình nhà nước sau khi giành được chính quyền.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Sự phát triển mạnh mẽ và thần kỳ của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa Liên Xô trở thành biểu tượng, trụ cột của nền hòa bình thế giới, ghi những dấu ấn đậm nét trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Đất nước Xô-viết đã đạt những thành tựu kỳ diệu trên mọi lĩnh vực, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học – kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là chinh phục vũ trụ vì mục đích hòa bình.

2 tháng 6 2018

Đáp án A
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe

23 tháng 2 2016

D. chứng tỏ tính ưu việt, hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản.

 

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

16 tháng 12 2023

Chọn A