K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nguồn gốc văn hoá của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An. Em thích nhất đặc điểm sang trọng của văn hoá Thủ đô.

- Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu chèo cổ.  Những người sành chèo, mê chèo vẫn luôn ấn tượng về những đào, những kép xuất thân từ quê lúa Thái Bình. 

5 tháng 3 2023

- Văn bản đã mang đến cho em một lượng thông tin lớn về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội – những thông tin mà trước đây em chưa hề được biết đến.

- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) => Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.

 

- Một số nét đặc sắc của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc

 

+ Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…), do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực. Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt => Yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.

+ Văn hóa ẩm thực: Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những mốn ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…

+ Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.

VD: Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…; Người Mông chủ yếu mặc quần áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

C1 

Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).

Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.

Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.

2.

 Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.

Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.

 

3.

- Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.

Từ những đặc điểm đã nêu ở trên về vị trí, ý nghĩa của thành Cổ Loa cho thấy đó là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Thục Phán An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào Thủ đô Hà Nội bây giờ, Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Những tính chất đặc trưng một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, quân thành, thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi.

2 tháng 11 2022

Trình bày hiểu biết về Hà Nội thời Văn Lang

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?b) dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phầnc) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :-nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?- Hãy tìm và phân tích...
Đọc tiếp

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?

b) dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần

c) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :

-nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

- Hãy tìm và phân tích cái hay của những tù tả màu sắc , hương vị,trong đoạn văn thứ nhất

- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng ( hương vị, nét duyên của gánh cốm ) ?

d) Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi :

- nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: " cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nơi có An Nam.

- vì sao cốm được chọn là quà siêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương tiện nào?

e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn

g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

7
24 tháng 11 2016

a)

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. b) Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.c) _Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm._Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm)._ Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta. d) _ “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt. _ Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghị Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. e) _ Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.
24 tháng 11 2016

Elizabeth ukm bn

nhưng mk chưa bik lm hết nên ...

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?b) Dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phầnc) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?- Hãy tìm và phân tích...
Đọc tiếp

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?

b) Dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần

c) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

- Hãy tìm và phân tích cái hay của những tù tả màu sắc , hương vị,trong đoạn văn thứ nhất

- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng ( hương vị, nét duyên của gánh cốm ) ?

d) Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi :

- Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: " cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nơi có An Nam.

- Vì sao cốm được chọn là quà siêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương tiện nào?

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

- Bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn

g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

4
24 tháng 11 2016

a) - Nội dung: bài tùy bút viết về cốm – Một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng Vòng ở Hà Nội.

- Tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. - Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

b)

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng" : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

  • Đoạn 2: Từ "Cốm là thức quà" đến "kín đáo và nhũ nhặn": giá trị của cốm.

  • Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

c) - Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

+ Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè.

+ Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh = > Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.

- Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

- Điều làm nên sức hấp dẫn của Cốm Vòng là :

+ Hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa

.d) - Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

- Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

e ) - Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

g) Văn bản muốn gửi đến người đọc thông điệp : hãy nâng đỡ , chút chiu cốm , 1 món quà đầy giá trị .

h) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt là biểu cảm

- Giọng điệu : nhẹ nhàng , sâu lắng

- Hình ảnh : khắc họa được hình ảnh của cốm thật bình dị và tinh khiết

- Ngôn ngữ : tinh tế

30 tháng 11 2016

1a)Bài tùy bút nói về cốm một thức quà được làm từ lúa non , một nét ẩm thực văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Những phương thức biểu đạt trong văn bản : miêu tả + kể + miêu tả + nghị luận.Nhưng phương pháp biểu cảm là chính

b) Từ đầu ... chiếc thuyền rồng ( Nguồn gốc của cốm)

Cốm là thức ăn riêng biệt..nhũn nhặn ( giá trị của cốm)

Đoạn cuối ( Bàn về cách thưởng thức cốm)

c)-Nhà văn đã gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết : Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ.Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm , một thứ quà đặc biệt của lúa non . Hình ảnh: Hai câu đầu của bài

-Những chi tiết tả màu sắc,hương vị trong đoạn văn thứ nhất:Lướt qua ,thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, cánh đồng xanh ,tươi, thơm mát, vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, trong sạch

Tác giả đã huy động nhiều giác quan nhưng đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và của lúa non. Tác giả đã chọn lọc những từ ngữ tinh tế, cách dẫn nhập tự nhiên, gợi cảm

-Cốm làng Vòng nổi tiếng và hấp dẫn bởi hạt cốm dẻo, thơm và ngon. Các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.

Nếu cần có những hình ảnh chi tiết:(Một sự bí mật...không đâu làm được cốm như làng Vòng và Cô hàng cốm...như chiếc thuyền rồng)

d)Tác giả đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị và khiêm nhường. Cốm là thức quà thiên nhiên kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê.

-Cốm thích hợp với lễ vật sêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.

+Sự hài hòa tương xứng của hồng và cốm được thể hiện trên hai phương diện:

Màu sắc: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ của hồng như ngọc lựu già(Sự kết hợp hài hòa)

Hương vị :một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền

e)-Cách thưởng thức cốm:Cốm không phải là thức quà...của loài thảo mộc

Cách giữ gìn cốm:Hỡi các bà mua hàng...Thần Lúa

-Tác giả đã quan sát thật kĩ và nhận xét tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ. Lời đề nghị của nhà văn nhẹ nhàng, trân trọng. Những từ ngữ chọn lọc ,gợi nhiều liên tưởng.

g)Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc

h)Nghệ thuật: Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ.

+Chọn lọc những chi tiết gợi nhiều liên tưởng sáng tạo trong lời văn xen kẻ và chậm rãi mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

MK ĐÃ CỐ GẮNG HẾT SỨC MONG...MN HK CHÊ

ngoam

3 tháng 2 2016

Mình chọn c

                                                      Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

!!!!!!!!

 

Mình chọn a nha bạn, đây là đặc sản quê mk đó(Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.

Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chình ?b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?-Hãy tìm và phân tích...
Đọc tiếp

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chình ?

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

Giúp mìk với... Mai học rùi, làm sao ây... [Ahuhu khocroi limdim]

4
28 tháng 11 2016

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính ?

_ Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

+ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.+ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

 

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

Phần cuối bài tùy bút, Thạch Lam nói về cách ăn cốm, thưởng thức cốm. Ăn cốm không thể “ăn vội” mà phải “ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ” để tận hưởng “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ”, cảm thụ được “'trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Hương vị cốmcòn có “mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một..”. Tác giả đã viết rất gợi cảm, dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”: “Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như Trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen". Vì thế, trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve". Ngoài cử chỉ thanh nhã, trang nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại cua thần Lúa”. Nghĩa là biết ăn cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn như khi ta ăn bát cơm dẻo thơm ngon lành.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Thông điệp :đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

 

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

PTBĐ : biểu cảm

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.
Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

28 tháng 11 2016

d) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

+) Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

5 tháng 3 2023

- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê

+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê

+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.



 

18 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia