K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

Tình bạn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không kém phần diệu kì, trong cuộc sống không thể thiếu đi những người bạn, những người tuy xa lạ về huyết thống nhưng lại có những tương đồng về tính cách, về sở thích và lí tưởng… đó là những người bạn đồng hành cùng ta trên suốt quãng đường đời, là người sẻ chia, người dang tay giúp đỡ, ngồi bên lắng nghe mỗi khi ta có tâm sự. Cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi có những người bạn.

Trước đây, em không có những định nghĩa cụ thể nào về khái niệm tình bạn, tình bạn lúc ấy đối với em mà nói đơn giản chỉ là những người cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Nhưng khi đã trưởng thành hơn thì em bống hiểu ra sự thiêng liêng của khái niệm tình bạn, bởi tình bạn không chỉ đơn giản là một mối quan hệ xã hội giữa người với người mà đó còn là sợi dây gắn kết tình cảm, gắn bó những con người xa lạ trở nên thân thiết, thắt chặt mối đồng cảm, thương yêu giữa những con người ấy khiến cho mọi hành động quan tâm, chia sẻ đều trở nên chân thành và tự nhiên nhất.

Trong cuộc sống, ai cũng cần có những người bạn, đó là người bạn đồng hành, cũng là người tiếp cho ta những đông lực sống, động lực phấn đấu mỗi khi ta yếu đuối, gục ngã. Bạn bè là điều kì diệu tự nhiên nhất trong cuộc sống của con người, có được những người bạn là điều may mắn. Tìm được những người bạn hiểu mình thì đó là một điều diệu kì, đáng được trân trọng. Em cũng may mắn tìm được cho một người bạn thân thiết, người mà em có thể yên tâm dãi bày, sẻ chia mỗi khi có chuyện buồn trong học tập hay trong cuộc sống, người em có thể dựa vào khi em chán nản, gục ngã.

Người bạn mà em muốn nói đến, đó chính là Uyển Dung- người bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học cấp một cũng như cấp hai. Em và Dung quen nhau khi vừa là những học sinh ngơ ngác bước chân vào lớp một. Em vẫn còn nhớ rất rõ lần gặp mặt đầu tiên ấy, đó là vào ngày khai giảng đầu tiên của đời học sinh, chúng em lúc ấy còn là những cô cậu học trò nhỏ rụt rè, tò mò về môi trường học tập mới nhưng cũng lo lắng, sợ hãi với những thứ quá sức mới lạ.

Em và Dung được cô giáo chủ nhiệm xếp ngồi cùng một bàn học, chúng em lúc ấy chưa hề quen biết nhau nên cả hai đều khá ngượng ngùng, rất khó mở lời làm quen. Nhưng có vẻ Dung là người nhút nhát hơn em, nên em đã mở lời làm quen trước:
“ Chào cậu, tớ tên là Hương Quỳnh, cậu tên là gì thế?” Lúc ấy có lẽ vì bất ngờ nên khuôn mặt nhỏ nhắn của Phương Anh đỏ bừng lên, bạn quay ra nhìn em ấp úng nói vô cùng dễ thương:
“Tớ tên là Uyển Dung…cậu” Có vẻ Dung muốn nói gì thêm nữa nhưng vì ngượng ngùng nên mãi không thốt thành câu. Em bèn chủ động nói trước:
“Tên của cậu hay thật, chúng mình làm bạn được không?” Dung lúc ấy đã cười rất vui vẻ, nụ cười của Dung rạng rỡ như thiên thần vậy, bạn đã hết ngượng ngập mà vội vàng gật đầu vô cùng dễ thương.

Từ ấy em và Dung trở thành những người bạn thân, chúng em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt trong trường, dù có bất cứ những khó khăn cũng như những niềm vui gì trong học tập thì chúng em cũng đều chia sẻ cho nhau. Những câu chuyện dù không đầu không đuôi nhưng mỗi khi người kia kể thì người còn lại sẽ chú tâm lắng nghe, có lẽ sau những lần tâm sự như vậy, chúng em trở nên thân thiết hơn, thấu hiểu nhau hơn, đôi khi chỉ cần một ánh mắt thôi thì chúng em đã có thể hiểu đối phương muốn nói gì.

Dung là một người hiền lành, nhân hậu, chúng em tuy là những người bạn thân thiết, nhưng không phải vì vậy mà chúng em có thể hiểu nhau hoàn toàn, có những lúc chúng em bất đồng ý kiến, có những cãi vã, giận hờn. Em cảm thấy có lỗi bởi mỗi lần cãi vã rồi giận dỗi như vậy thì người chủ động giảng hòa luôn là Dung. Chúng em giận nhưng không được bao lâu thì cả hai đều được giải tỏa nhưng để mở miệng nói lời xin lỗi trước thì không phải ai cũng có thể, đây cũng là điều em rất ngưỡng mộ ở Dung, bạn luôn vì người khác, chủ động giảng hòa mặc dù bạn không hề sai, cũng không kể đến sự nhút nhát của mình.

Em cảm thấy thật may mắn khi có một người bạn như Dung, đó là một người bạn tuyệt vời, người mà em tuyệt đối tin tưởng khi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, người luôn ở bên tiếp cho em nguồn động lực để em vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Thế mới có thể thấy được tình bạn thật thiêng liêng biết bao, tình bạn có thể tạo ra sức mạnh, tạo nên những kì tích cho con người. Có những câu thơ mà em rất ấn tượng về tình bạn như:
“Tình bạn là lá là hoa
Tình bạn là cả bài ca trên đời
Tình bạn tróng sáng tuyệt vời
Đẹp hơn tất cả bầu trời ban đêm” .

=^-^=

Bạn nào không copy văn trên mạng lại viết hay và nhanh mình k !

19 tháng 4 2018

Biên cương, hải đảo - những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.

Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.

Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:

Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời

(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).

Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:

Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai

(Vương Trọng - Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).

Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng. Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa. Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:

Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao
Nếu không thế mai họ không đến lớp
Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu”

(Lớp học biên phòng)

Lính biên phòng là những người rất tình cảm. Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó. Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng.

Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay. Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh. Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí.

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.

Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc

7 tháng 3 2018

_Người tốt , việc tốt:

Anh Định là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Định không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hè vừa rồi, anh Định về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây vú sữa của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái vú sữa. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Định vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Định để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Định trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần.  Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Định ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.

Nguồn trên mạng : http://hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-tam-guong-nguoi-tot-viec-tot-35-2958.html

Bài làm

   Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

14 tháng 8 2019

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

14 tháng 8 2019

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm

17 tháng 8 2016

bố của Ê-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con . Bố đã giúp e-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho E-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của Ê-ri-cô về mẹ rất chân thành,Bố là một ông bố rất  kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương có.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo

15 tháng 2 2022

văn bản ???????????

15 tháng 2 2022

Cậu chụp ảnh màn hình đc ko , mình ko thấy văn bản nào cả .

15 tháng 2 2022

bài văn nào?

23 tháng 7 2019

Hello everybody, my name is ....... Today, I will tell you about my family. My family has 7 people. It's my aunt, my father, my mother, my brothers, my sister, and me. My aunt's name is Le Thuy Muoi. She is 56 years old. She is a worker in a small factory next to my house. Her hobby is watching Tv. H

5 tháng 9 2021

My name is Quang, and I am the only son in my family. I am a 4th – year law student, and I am currently studying in Ho Chi Minh City. My little family has four people, and we live in Vinh Long province. The house is always filled with my dad’s laughter, my mother’s warm voice and my sister’s playfulness.

My father is a retired police officer, and he is working as a defense education teacher in our local high school. Perhaps he had to due with years of hard training in the military; my father is finally comfortable to show his humor in the teaching environment. In the first look, he is a tough man; but actually he is very emotional and funny. Dad is a solid pillar and a great spiritual supporter for the whole family.

Un him, my mother is a gentle but strict woman. many other women, my mother always takes care and sacrifices the best things for us. She is both our close friends and tutor in study and some private problems.

My sister is going to be a high school student soon. She is doing very well at school, and she is always rewarded by the school. She starts to look a mature girl, un the little monkey that always sks to me the previous years.

This summer I cannot go home to visit my family and play with my sister because I am about to graduate. I miss them a lot, and I hope that all will be over soon so I can return home and work near my beloved family.

Dịch:

Tôi tên là Quang, và tôi là đứa con trai duy nhất của gia đình. Tôi đang là sinh viên năm 4 chuyên ngành luật, và hiện tôi đang học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Gia đình nhỏ của tôi gồm bốn người hiện đang sống tại tỉnh Vĩnh Long. Ngôi nhà lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và tiếng đùa nghịch của em gái tôi.

Bố tôi là công an về hưu, ông đang dạy giáo dục quốc phòng trong một trường cấp 3. Có lẽ vì phải trải qua những năm tháng rèn luyện nghiêm khắc trong quân ngũ, bây giờ bố tôi mới được thoải mái bộc lộ tính hài hước của mình trong môi trường dạy học. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm và vui vẻ. Bố là trụ cột vững chắc và là điểm tựa tinh thần lớn lao cho cả gia đình.

Khác với bố, mẹ tôi là người phụ nữ dịu dàng nhưng có phần nghiêm khắc. Như rất nhiều người phụ nữ khác, mẹ tôi luôn quan tâm và hi sinh những điều tốt nhất cho anh em tôi. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn thân vừa là người dẫn dắt trong học tập và cả những chuyện riêng tư.

Em gái tôi chuẩn bị vào cấp 3. Cô bé học rất giỏi và luôn được nhà trường khen thưởng. Nó đã bắt đầu ra dáng một thiếu nữ chứ không còn như một con khỉ nhỏ luôn bám lấy tôi như những năm trước.

Hè năm nay tôi không về nhà để thăm gia đình và chơi với em gái được vì tôi chuẩn bị tốt nghiệp .Tôi rất nhớ nhà và mong tất cả sẽ sớm kết thúc để tôi có thể trở về quê và làm việc ở gần gia đình thân yêu của tôi.