K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

TK

ĐỀ 1

Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy  cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.

ĐỀ 2

Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

- Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:

- Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

- Con lên mấy ?

- Con lên một

- Thuốc chẳng hay

- Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay

Cứ thế cho đến khi:

- Con lên mười.

- Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

+ Xin khúc đầu.

- Những xương cùng xẩu.

+ Xin khúc giữa.

- Những máu cùng me.

+ Xin khúc đuôi.

 

- Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Xã hội càng ngày càng phát triển , các trò chơi điện tử , truyện tranh, Ti-Vi, mạng xã hội, ... đã lấy đi các niềm vui , gần gũi ,... của các trò chơi dân gian chính vì thế mà nhiều trò chơi dân gian đang dần biến mất trong đời sống. Những ngày gần đây ,  việc phục hồi một số trò chơi dân gian đang được mạng xã hội và mọi người quan tâm , khôi phục . Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho học sinh không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: game, trò chơi bạo lực, trò chơi kinh dị…Các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt di, mèo đuổi chuột, cướp cờ.. đã được tổ chức cho thanh thiếu niên trong các dịp tết trung thu, cắm trại... và thu hút nhiều người chơi đặc biệt là trẻ em . Tuy nhiên những trò chơi này đang dần phổ biến khôi phục lại những trò chơi dân gian, tạo sức hút cho giới trẻ để mang lại những sân chơi hữu ích . Việc khôi phục lại những trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ thời nay tránh những thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến sau này. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn. Chơi điện tử tuy giải tỏa căng thẳng nhưng phần lớn chơi điện tử mang lại cho trẻ em bị nghiện , áp lực , ám ảnh và có các hành động lặp lại như trong game hoặc mạng xã hội . Để làm cho trẻ thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…

  Từ thực tế ấy việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian đã được không ít người quan tâm đến nó .thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi và đặc biệt đã xây dựng trò chơi dân gian thành 1 chuyên đề không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.

#chucbanhoctot.cho mình 1 tick nha

1 tháng 5 2023

Chọn lễ hội đua thuyền nhé.

Gợi ý cách làm.

Mở đoạn:

- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.

+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.

+ ..

Thân đoạn:

- Giải thích cách chơi trò chơi này.

- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?

- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?

+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.

+....

- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?

+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.

+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.

+ ........

- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?

+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)

Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé: 

1. Mở bài

Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi:  trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người. 

2. Thân bài

- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc: 

- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.

Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.

Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.
Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).

Bạn tham khảo nha: 

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.

Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.

Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

 

7 tháng 1 2023

Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.

bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK 

16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.