K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…

- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…

→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.

26 tháng 4 2017

Trả lời:

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,... nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.

- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ

s/v < s/v

Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

26 tháng 4 2017

Trả lời:

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,... nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.

- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ

s/v < s/v

Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

7 tháng 11 2016

trang nào vậy bn

7 tháng 11 2016

bạn gì ơi! đây là văn bạn ạ!

16 tháng 6 2018

- Hình 1.4:

   + Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

   + Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

   + Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…

  - Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm.

   → Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

  - Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…

  - Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.

8 tháng 12 2016

Vì do ở đới nóng nóng hơn đới ôn hoà và đón nắng nhiều hơn và sự sản sinh ngoại lực và nội lực tốt hơn nên cao hơn cây cối còn phát triển tốt hơn

23 tháng 10 2021

Nhưng môi trườn nổi bật của đới nóng là:

-Môi trường nhiệt đới

-Môi trường hoang mạc

-Môi trường Nhiệt đới gió mùa

-Môi trường xích đạo ẩm

đới nóng mưa nhiều và nón ẩm vì nó nằm trong ở khoảng giữa 2 chí tuyến, kéo dài liên tục từ tây sang đông, thành 1 vành bao quanh Trái Đất nên nhiệt độ cao

 

23 tháng 10 2021

hay nói cách khác càng gần chí tuyến nhiệt độ và lượng mưa càng tăng

 

10 tháng 2 2023

- Do nhiệt đới có nhiệt độ nóng nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện

- Còn ôn đới có nhiệt độ lạnh nên các vi sinh vật bị hạn chế phát triển thành dịch và ko thể xuất hiện

Vì vậy nên các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới

10 tháng 2 2023

vì vùng nhiệt đới ở trong vùng xích đạo nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện 

13 tháng 12 2016

Câu 1

a) Khí hậu ở môi trường đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường vì các đợt khí nóng, khí lạnh tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương cũng làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo.

b) Các kiểu môi trường:

+ Môi trường ôn đới hải dương

+ Môi trường ôn đới lục địa

+ Môi trường địa trung hải

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

Câu 2

a) Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối, diện tích hơn 30 triệu km2. Do đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

b) Vì châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, nên hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.

chúc bạn học tốt

 

21 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nhiều nha