K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

tk 

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….

 


- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….
3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm
4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

13 tháng 5 2021

Tham Khảo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Học sinh lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội,…
Tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.
Tỉ lệ và thời gian học sinh sử dụng thiết bị di động rất cao.
b. Nguyên nhân

Chủ quan: do bản tính hiếu thắng của các em, tò mò, muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn,…
Khách quan: do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường tạo nhiều áp lực, các em không được dạy dỗ đến nơi đến chốn…
c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.
Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.
Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.
d. Giải pháp

Mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập.
Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể.
Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí để các em rèn luyện, ôn tập (không quá ít cũng không quá nhiều).
3. Kết bài

Phê phán việc lười học, nêu cao tầm quan trọng của việc học và liên hệ bản thân.

7 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

 

27 tháng 3 2019

Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

NG
26 tháng 10 2023

Trước tình hình biển đảo hiện nay, em nghĩ rằng Việt Nam cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Điều này bao gồm việc tăng cường kiểm soát và giám sát trên biển, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển đảo, và đưa ra các biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và khai thác tài nguyên biển, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển cần phải được thực hiện một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường, để đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế biển nước ta.

20 tháng 3 2020

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

23 tháng 4 2023

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

5 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO

 

Người ta thường bảo, ánh sáng mặt trời là thứ chói lóa và ấm áp nhất. Nhưng riêng em thì thấy không phải vậy. Thứ luôn tỏa sáng ấm áp, đem đến cảm giác hạnh phúc, tươi vui, đối với em chính là nụ cười của mẹ.

Nụ cười của mẹ vô cùng xinh đẹp, không phải vì mẹ là một người phụ nữ xinh đẹp. Vì thực ra, mẹ em có ngoại hình bình thường như bao người phụ nữ khác. Vẫn mái tóc đen, đôi mắt sáng, làn da rám nắng khỏe mạnh với bộ trang phục đơn giản. Thế nhưng, đối với em, nụ cười của mẹ đẹp như viên kim cương quý giá. Và có lẽ, trên thế giới này, bất kì người con nào cũng cảm thấy như vậy. Bởi mẹ thật sự là một thiên thần, từ trời cao giáng xuống chở che, bảo vệ cho đứa con thơ. Vậy nên, thật hiển nhiên khi em cảm thấy mẹ em đẹp nhất khi mỉm cười. Lúc ấy, khuôn mặt mẹ dãn ra, đôi mắt cong lên như vầng trăng. Đong đầy trong đôi mắt ấy là niềm vui, sự dịu dàng. Khiến em như chìm đắm vào chốn thiên đường ấy.

 

Mỗi khi được nhìn thấy mẹ cười, mọi mệt nhọc, lo âu trong em đều tan đi hết. Giống như một thần dược vậy. Vì thế, em luôn săn đón, mong chờ niềm vui ấy trong mỗi giây, mỗi phút. Em luôn dành thời gian để ở bên cạnh mẹ thật nhiều. Kể những câu chuyện nhỏ, múa hát, xoay quanh để ngóng chờ nụ cười của mẹ. Em cũng học làm những công việc nhà giúp mẹ, để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những khi đó, mẹ sẽ mỉm cười thật tươi, thật rạng rỡ - đó là nụ cười của niềm hạnh phúc.

Và em sẽ còn cố gắng hơn nữa, trưởng thành nhanh hơn nữa, để có thể trở thành niềm tự hào, thành điểm tựa cho mẹ. Để mẹ có thể luôn luôn luôn mỉm cười vui sướng.

5 tháng 7 2021

cẢM ơn rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của em ạ nhưng em muốn bài văn nó dựa vào dàn bài ạ ! Cảm ơn rất nhiều ạ

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

https://hocnguvan.net/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-nan-bao-luc-hoc-duong-hien-nay

4 tháng 4 2022

hocnguvan

??? =)