K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dụng cụBộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do gồm:(1) Nam châm điện                   (2) Viên bi thép(3) Cổng quang điện                 (4) Công tắc điều khiển(5) Đồng hồ đo thời gian           (6) GiáTiến hànhBước 1: Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 4.7.+ Đặt bi thép dính vào phía dưới nam châm+ Nhấn công tắc cho bi thép rơi+ Đọc số chỉ thời gian rơi trên đồng hồ+ Lặp lại thao tác với các khoảng cách từ vị...
Đọc tiếp

Dụng cụ

Bộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do gồm:

(1) Nam châm điện                   (2) Viên bi thép

(3) Cổng quang điện                 (4) Công tắc điều khiển

(5) Đồng hồ đo thời gian           (6) Giá

Tiến hành

Bước 1: Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 4.7.

+ Đặt bi thép dính vào phía dưới nam châm

+ Nhấn công tắc cho bi thép rơi

+ Đọc số chỉ thời gian rơi trên đồng hồ

+ Lặp lại thao tác với các khoảng cách từ vị trí vật bắt đầu rơi đến cổng quang điện khác nhau.

Bước 2: Hãy so sánh kết quả tính bằng số liệu đo được trong thí nghiệm mà em đã tiến hành với kết quả tính bằng số liệu ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Khoảng cách và thời gian rơi của vật

Bước 3: Tính gia tốc trung bình của vật rơi tự do và sai số cực đại trung bình của phép đo.

Áp dụng phương trình \(s=v_ot+\dfrac{1}{2}at^2\) cho một vật có vận tốc ban đầu bằng không, rơi tự do với gia tốc g, ta được biểu thức gia tốc \(g=\dfrac{2s}{t^2}\). Trong đó, t là trung bình cộng của ba thời gian rơi cho mỗi khoảng cách s.

Viết kết quả: \(g=g\pm\Delta g\).

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 11 2023

Tham khảo kết quả dưới đây:

7 tháng 12 2023

* Phương án thí nghiệm:
loading...

- Lắp các dụng cụ thành bộ như hình trên.

(1) Nam châm điện                 (2) Viên bi thép

(3) Cổng quang điện               (4) Công tắc điều khiển

(5) Đồng hồ đo thời gian         (6) Giá

- Tiến hành:

+ Đặt bi thép dính vào phía dưới nam châm

+ Nhấn công tắc cho bi thép rơi

+ Đọc số chỉ thời gian rơi trên đồng hồ

+ Lặp lại thao tác với khoảng cách từ vị trí vật bắt đầu rơi đến cổng quang điện khác nhau.

* Đánh giá nguyên nhân sơ bộ ảnh hưởng đến kết quả trong thí nghiệm:

- Do tay nhấn công tắc thả viên bi thép giữa các lần đo không đều nhau

- Do yếu tố môi trường

23 tháng 2 2023

Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ thời gian hiện số

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s

Bước 2: Tính quãng đường từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)

Bước 3: Bấm nút ở nam châm điện để viên bi bắt đầu chuyển động

Bước 4: Quan sát thời gian hiện số trên đồng hồ, từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi

NG
14 tháng 11 2023

1.

Xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép theo công thức:
\(g=a=\dfrac{2s}{t^2}\left(m/s^2\right)\)
 

2.

Để xác định gia tốc rơi tự do của trụ thép cần đo đại lượng: quãng đường rơi của trụ thép và thời gian rơi.

3.

Để trụ thép rơi qua cổng quang điện cần chú ý điều chỉnh máng thẳng đứng (quan sát dây rọi) đồng thời điều chỉnh cổng quang điện để trụ thép rơi qua cổng quang điện.

4.
Cần đặt đồng hồ đo thời gian hiện số ở chế độ \(A\leftrightarrow B\) để đo được đại lượng cần đo.

6 tháng 11 2023

Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có:

- Ưu điểm: Kết quả đo có độ chính xác cao, có thể đo thời gian chính xác tới phần nghìn giây.

- Nhược điểm: Chi phí mua thiết bị đắt, thiết bị đo cồng kềnh.

22 tháng 12 2022

a nha bạn

22 tháng 12 2022

thank <3

Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai, khi sử dụng ampe kế:   1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0;   2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất;   3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện;   4. Đóng công tắc, đọc số chỉ...
Đọc tiếp

Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai, khi sử dụng ampe kế:

   1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0;

   2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất;

   3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện;

   4. Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc;

   5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo;

   6. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

   7. Ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được;

   Khi sử dụng ampe kế để tiến hành một phép đo thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?

   A.1 → 2 → 3 → 4 → 7     B.2 → 6 → 1 → 4 → 7

   C.5 → 6 → 1 → 4 → 7     D.3 → 1 → 2 → 4 → 7

1
20 tháng 10 2018

Đáp án: C

Đầu tiên chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Sau đó mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

Tiếp theo điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.

Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc

Cuối cùng ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được.

19 tháng 2 2023

Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang thông qua dây cáp nối. Dây nối này vừa có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ.

Cổng quang được dùng để bật và tắt đồng hồ đo thời gian hiện số bằng cách: xoay núm MODE chọn chế độ làm việc A↔BA↔B, chọn thang đo 9,999s – 0,001s để đo khoảng thời gian giữa hai điểm A và B. Tại thời điểm A, đồng hồ được cổng quang bật, tại thời điểm B, đồng hồ được cổng quang tắt. Trên mặt đồng hồ xuất hiện số đo thời gian giữa hai thời điểm trên.