K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2023

Trong số 44 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Gia Lai, bản sắc văn hoá các dân tộc Mông, Tày, Thái, Dao, Sán Dìu… đã được mang từ phía Bắc lên Tây Nguyên cũng đang được bảo tồn và phát huy. Những ngôi nhà ở đây được dựng theo kiểu nhà dài 3 gian, thấp chứ không giống kiểu nhà sàn đặc trưng của người Gia Rai, Ba Na trên Tây Nguyên. Điều đó đã làm những nét văn hóa trên vùng đất này thêm phong phú, đặc sắc khơi gợi sự tò mò, khám phá.

Nhà rông là một trong những nét đặc trưng văn hóa nổi bật của đồng bào dân tộc cư ngụ.

Những yếu tố cần đạt được khi chọn vị trí xây dựng nhà Rông:

  • Phải là nơi cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa.
  • Phải được xây dựng ở trung tâm của làng, từ các con đường xa cũng nhìn thấy Nhà Rông.
  • Phải tiện lợi cho người dân di chuyển đến địa điểm này.
  • Phải bằng phẳng, rộng, đủ để khi tập trung phải ít nhất 2 – 3 lần số người của làng.
5 tháng 2 2021

Cuối thế kỷ XIX, với danh nghĩa truyền giáo, các giáo sĩ người Pháp đã đặt chân lên vùng đất này, thực chất là mở đường, đặt cơ sở cho việc chinh phục Tây nguyên. Theo chân các giáo sĩ, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi thôn tính xong Nam Bộ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh xâm chiếm Tây nguyên, từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Từ đây, vùng đất Gia Lai chịu sự thống trị của chính quyền thực dân Pháp.

 

Sau khi chiếm Gia Lai, thực dân Pháp liên tục chia tách các tỉnh, các vùng dân cư ở khu vực Tây nguyên, tạo nên sự thay đổi về địa giới hành chính toàn vùng. Qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, ngày 24/5/1932, theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Pleiku chính thức được thành lập gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo.

 

Cho đến trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, tỉnh Pleiku gồm có thị xã Pleiku, huyện An Khê, huyện Pleikli, huyện Chư Ti và huyện Cheo Reo. Cư dân của tỉnh Pleiku lúc này chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar và một số ít người Kinh. Tuy địa giới hành chính nhiều lần thay đổi nhưng tỉnh Pleiku vẫn được giữ nguyên tên gọi cho đến ngày giải phóng (17-3-1975).

 

Về phía chính quyền cách mạng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tên tỉnh được đổi thành Gia Lai. Ngày 15-4-1950, theo Nghị định số 07/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum được sáp nhập vào Gia Lai thành tỉnh Gia -Kon. Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), tỉnh Gia - Kon được tách thành tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tên tỉnh Gia Lai được giữ nguyên cho đến năm 1975. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TƯ ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu, hợp nhất tỉnh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Đến ngày 12-8-1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được chia tách thành   tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Phát huy tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, bất khuất trước kẻ thù, ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Tây Nguyên, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã liên tiếp nổi dậy, bền bỉ đấu tranh chống xâm lược và chính sách cai trị của thực dân, phong kiến.

 

Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đã ghi nhận phong trào đấu tranh kiên cường, bất khuất từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX của đồng bào dân tộc Gia Lai đã khiến thực dân Pháp phải lo sợ. Các cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của nhân dân Gia Lai trước khi có Đảng diễn ra liên tục, kéo dài. Và, tuy bị đàn áp nhưng tinh thần yêu nước, vùng lên chống thực dân, phong kiến của nhân dân vẫn không hề suy giảm.

 

Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đường lối giải phóng dân tộc của Đảng và phong trào cách mạng trong cả nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến Gia Lai thông qua những đảng viên cộng sản từ miền xuôi lên hoạt động tại các đồn điền. Từ đây, tuy vẫn còn mang tính tự phát nhưng phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đảng, của phong trào cách mạng trong cả nước .

 

Năm 1945, cùng với khí thế sục sôi của Cách mạng tháng Tám trong cả nước, thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện địa phương chưa có tổ chức Đảng cộng sản, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đoàn thanh niên yêu nước Gia Lai (thành lập tháng 4-1945). Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền mở ra khả năng to lớn cho việc tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh thành lực lượng cách mạng hùng hậu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Thắng lợi đó đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phong trào cách mạng Gia Lai, là tiền đề trực tiếp cho việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai tháng 12-1945 và những thắng lợi to lớn, vẻ vang sau này.

 

Chưa bao lâu sau ngày giành được chính quyền, thực dân Pháp lại dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ thù trong giặc ngoài, trong khi chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ, lực lượng cách mạng chưa phát triển và chưa đều khắp. Những thành quả mà nhân dân vừa mới giành được đang bị đe dọa. Do vậy, yêu cầu cấp bách, trước mắt và lâu dài lúc này ở Gia Lai là phải có một tổ chức Đảng để lãnh đạo nhân dân các dân tộc đấu tranh củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, gấp rút chuẩn bị các điều kiện để kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, với sự lãnh đạo tích cực của Xứ ủy Trung kỳ và Việt Minh Trung bộ, ngày 01-10-1945, chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên chính thức được thành lập tại thị xã Pleiku và tiếp sau đó, các chi bộ đảng ở An Khê, Bàu Cạn, Biển Hồ và trong Chi đội Tây Sơn... lần lượt được thành lập với tổng số 24 đảng viên. Sự ra đời của các chi bộ cộng sản đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển mới của phong trào cách mạng địa phương. Tuy nhiên, để có sự lãnh đạo thống nhất và tập trung của các tổ chức đảng, ngày 10-12-1945, Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai được thành lập, lấy tên là Đảng bộ Tây Sơn. Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ.

 

Sau khi ra đời, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo xây dựng, phát triển lực lượng, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Gia Lai đã đề ra các chương trình hành động cách mạng, tập hợp và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt. Với việc phát triển nhanh lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng và mở rộng các khu căn cứ du kích, đảng bộ, quân và dân các dân tộc Gia Lai đã từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; tiến lên giải phóng và làm chủ phần lớn vùng nông thôn, góp phần cùng quân dân cả nước giành thắng lợi trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến, Đảng bộ từng bước trưởng thành và ngày càng lớn mạnh, nâng cao uy tín trong các tầng lớp nhân dân.

 

Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đoàn kết một lòng, bước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ đầy gian khổ, hy sinh. Qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ và tay sai, với bản lĩnh cách mạng và kinh nghiệm quí báu được rút ra từ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Gia Lai đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, ý chí độc lập tự do, liên tiếp đánh bại các âm mưu, chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, cùng quân dân miền Nam giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Qua hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh; với khát vọng độc lập, tự do; với tình yêu buôn làng, quê hương, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã sẵn sàng đứng lên làm cách mạng theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ. Trên vùng đất này, mỗi ngọn núi, con sông, mỗi con đường, bản làng... đều ghi đậm những chiến công oanh liệt của nhân dân và chiến sỹ Gia Lai. Những tên đất, tên làng đã thành tên của những chiến công lừng lẫy như làng kháng chiến Stơr, chiến khu Xóm Ké, xã chiến đấu Gia Hội... và những địa danh lịch sử như chiến thắng Gim 100 tại đồi Đăk Pơ, chiến thắng Plei Me tại thung lũng Ia Drăng, chiến thắng đường 7 - sông Bờ... đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. Những chiến công, tên tuổi những Anh hùng Đinh Núp, Wừu, Kpă Klơng, Kpuih Thu, Rơchăm Ơt, Puih San (A Sanh) ... đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc như một huyền thoại, không chỉ là niềm tự hào của riêng đồng bào Gia Lai mà còn là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của đồng bào các dân tộc Tây nguyên và của cả dân tộc Việt Nam.

THAM KHẢO Ở TRONG NÀY NHA!

 

 

15 tháng 12 2021

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
25 tháng 1 2019

Đáp án: A

18 tháng 12 2023

c1: Lòng tự trọng là một điều cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Lòng tự trọng là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người.

c2: Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; gia đình ...

c3:

Truyền thống tôn sư trọng đạo;Truyền thống hiếu thảo với cha mẹ;Truyền thống yêu nước;Truyền thống cần cù lao động;Truyền thống hiếu học;Truyền thống tình nghĩa, thương người;Truyền thống về văn hoá dân tộc như truyền thống áo dài,...Truyền thống về nghệ thuật như tuồng chèo, cải lương, dân ca,...Các nghề truyền thống như làng nghề tơ lụa, nghề thêu, nghề gốm,...Truyền thống áo dài;Truyền thống trang phục của các dân tộc;Truyền thống ngày Tết Nguyên đán;.......
18 tháng 2 2023

Câu 1: Chăn nuôi tôm, làm muối

1 tháng 3 2022

Điều đó là bth. Vì đó là quyền của mỗi ng, nếu chúng ta tham gia các lễ hội truyền thống thì sẽ có các kiến thức mới và có thể giúp ít cho chúng ta sau này.

1 tháng 3 2022

Em đồng tình vì ; những  lễ hội truyền thống dân tộc là những truyền thống đáng quý , con người cần phải biết ơn . Để thể hiện sự biết ơn thì ta sẽ tham gia vào đá lễ hội truyền thống . Chỉ trừ những truyền thông không coi là tốt đẹp

17 tháng 5 2020

bảo vệ tổ quốc.làm theo lời chỉ đạo của chủ tịch.ngăn nắp.mặc áo dài.

25 tháng 5 2020

do you want a bite

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0