K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Gà trống choai.

b. Hình dáng: đuôi, bộ cánh, đôi cánh.

    Hoạt động: nhảy phốc lên đống củi, gáy.

c. Hình ảnh nhân hóa: Làm cho bầy gà trở nên mật thiết, gần gũi với con người hơn.

Lũ gà chiếp em út kháo nhỏ với nhau

Chăm chỉ luyện tập.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 10 2023

a. Chim gáy.

b. Đoạn 1: Từ đầu đến "ra ăn đồng ta.": Giới thiệu về chim gáy.

    Đoạn 2: Tiếp theo đến "vòng cườm đẹp": Miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.

    Đoạn 3: Tiếp theo đến "người mót lúa.": Miêu tả hành vi, hoạt động của chim gáy.

    Đoạn 4: Còn lại: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với loài chim gáy.

c. Tác giả lựa chọn những đặc điểm hình dáng có thể nhìn thấy như dáng, đôi mắt, cái bụng, cổ và những hoạt động thường thấy của chim gáy khi đến mùa gặt như sà xuống thửa ruộng vừa gặt quang, cái đuôi lái lượn xòe, gáy,... nhằm giúp độc giả dễ dàng hình dung ra loài chim gáy.

NG
22 tháng 10 2023

a. Tác giả tả cây gạo vào thời điểm hoa nở, hết mùa hoa và thời điểm ra quả

b.

- Thời điểm hoa nở: cành cây trĩu nặng những hoa đỏ; đài hoa nặng chúi xuống.

- Hết mùa hoa: dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cao lớn, hiền lành.

- Thời điểm ra quả: những quả gạo múp míp, hai đầu thon vun vút như con thoi; sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra; các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín, trắng lóa; cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

c. * Các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba

- Những quả gạo hai đầu thon vút như con thoi.

- Các múi bông chín như nồi cơm chín.

- Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

* Tác dụng

- Nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của hoa gạo

- Giúp cho hoa gạo trở nên sinh động, cụ thể hơn 

NG
25 tháng 10 2023

a. Tác giả quan sát được lông cánh xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu.

b. Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bói cá bắt mồi rất nhanh: vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt.

c.

* Hình ảnh so sánh: Đầu cúi xuống như kiểu soi gương; nhanh như cắt

* Tác dụng:

- Giúp người đọc dễ dàng hình dung liên tưởng chim bói cá

- Làm cho cách diễn đạt của bài văn hay hơn, sinh động hơn

NG
23 tháng 10 2023

a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.

b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.

c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.

Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.

20 tháng 6 2017

a) Bài văn gồm 6 đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn
1 Giới thiệu chung về con tê tê.
2 Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
3 Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
4 Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
5 Nói về nhược điểm của tê tê.
6 Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê).

b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.

c) - Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
NG
25 tháng 10 2023

2.Nhà em có nuôi một chú chó tên là Mi Mi. Mi Mi thuộc giống chó ta, là chú chó nhỏ nhất trong đàn chó mà chó mẹ vừa sinh. Mi Mi giống mẹ nên có bộ lông đen tuyền như mực, em rất thích vuốt ve bộ lông ấy vì nó rất mềm mại. Đôi mắt của Mi Mi nhỏ xíu, đen láy, chiếc tai nhỏ lúc nào cũng vểnh lên như để nghe ngóng. Chiếc mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt, chiếc miệng nhỏ xinh ham ăn nhìn rất đáng yêu. 
3. HS tự thực hiện.
4. HS tự thực hiện.