K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
22 tháng 10 2023

a. Tác giả tả cây gạo vào thời điểm hoa nở, hết mùa hoa và thời điểm ra quả

b.

- Thời điểm hoa nở: cành cây trĩu nặng những hoa đỏ; đài hoa nặng chúi xuống.

- Hết mùa hoa: dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cao lớn, hiền lành.

- Thời điểm ra quả: những quả gạo múp míp, hai đầu thon vun vút như con thoi; sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra; các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín, trắng lóa; cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

c. * Các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba

- Những quả gạo hai đầu thon vút như con thoi.

- Các múi bông chín như nồi cơm chín.

- Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

* Tác dụng

- Nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của hoa gạo

- Giúp cho hoa gạo trở nên sinh động, cụ thể hơn 

NG
25 tháng 10 2023

a. Tác giả quan sát được lông cánh xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu.

b. Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bói cá bắt mồi rất nhanh: vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt.

c.

* Hình ảnh so sánh: Đầu cúi xuống như kiểu soi gương; nhanh như cắt

* Tác dụng:

- Giúp người đọc dễ dàng hình dung liên tưởng chim bói cá

- Làm cho cách diễn đạt của bài văn hay hơn, sinh động hơn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Gà trống choai.

b. Hình dáng: đuôi, bộ cánh, đôi cánh.

    Hoạt động: nhảy phốc lên đống củi, gáy.

c. Hình ảnh nhân hóa: Làm cho bầy gà trở nên mật thiết, gần gũi với con người hơn.

Lũ gà chiếp em út kháo nhỏ với nhau

Chăm chỉ luyện tập.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

30 tháng 4 2018

a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).

- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.

- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 10 2023

a. Chim gáy.

b. Đoạn 1: Từ đầu đến "ra ăn đồng ta.": Giới thiệu về chim gáy.

    Đoạn 2: Tiếp theo đến "vòng cườm đẹp": Miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.

    Đoạn 3: Tiếp theo đến "người mót lúa.": Miêu tả hành vi, hoạt động của chim gáy.

    Đoạn 4: Còn lại: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với loài chim gáy.

c. Tác giả lựa chọn những đặc điểm hình dáng có thể nhìn thấy như dáng, đôi mắt, cái bụng, cổ và những hoạt động thường thấy của chim gáy khi đến mùa gặt như sà xuống thửa ruộng vừa gặt quang, cái đuôi lái lượn xòe, gáy,... nhằm giúp độc giả dễ dàng hình dung ra loài chim gáy.

NG
18 tháng 10 2023

a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác

b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:

- Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.

- Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.

- Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.

16 tháng 1 2017

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

đọc bài hiểu chổi biếc của tác giả bùi sĩ canbài 1: vì sao tháng ba lá cây có màu xanh nhạtbài 2:mùa hè , lá cây được miêu tả bằng những từ ngữ , hình ảnh nàobài 3:đến mùa nào : cây vê già , gân guộc nôi lên để chống chọi với những đợt gió táp , sương sa là mùa nàobài 4: trong những cặp câu sau có từ nào là từ đồng âm ? từ nào là từ nhiều nghĩabài 5 : câu Mùa xuân, *những hạt mưa li ti giáng giăng thả bụi êm...
Đọc tiếp

đọc bài hiểu chổi biếc của tác giả bùi sĩ can

bài 1: vì sao tháng ba lá cây có màu xanh nhạt

bài 2:mùa hè , lá cây được miêu tả bằng những từ ngữ , hình ảnh nào

bài 3:đến mùa nào : cây vê già , gân guộc nôi lên để chống chọi với những đợt gió táp , sương sa là mùa nào

bài 4: trong những cặp câu sau có từ nào là từ đồng âm ? từ nào là từ nhiều nghĩa

bài 5 : câu Mùa xuân, *những hạt mưa li ti giáng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. liên kết với nhau bằng cách nào

bài 6: hai câu Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. liên kết với nhau bằng cách nào

bài 7:em hãy nêu nội dung của bài văn

0
6 tháng 6 2017

Trước sân nhà ngoại trồng cây xương rồng tay tiên rất to. Nó đứng đó xanh sẫm, im lìm như một hình nhân. Gốc cây hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, chia thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài tới hơn 20cm. Trên đó, chi chi những gai sắc và nhọn.

   Từ dầu những cành cây gai góc đó, mọc tiếp lên những cành xương rống non, lúc đầu be bé như những chiếc muỗng canh rồi cứ to dần, to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng tù những cành cây đầy gai đó, mọc lên những bông hoa màu đỏ tươi, xinh xắn và nổi bật trên thân mẹ xanh sẫm, trông chúng như những đốm lửa nhỏ xíu.

   Mẹ bảo bà thích xương rồng bởi loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Sức sống dẻo dai của nó thật đáng để con người cúi đầu khâm phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói, cây xương rồng vẫn đứng đó, mặc những ngày nắng chói chang và khô rát của phương Nam, cây vẫn không kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn, ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như đỏ hơn.