K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 10 2023

1.
Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.

Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.
2. 

a. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.

b. Các câu tiếp theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Những nhân vật tham gia

- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động

- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
3. 

Học sinh tự làm bài 

NG
14 tháng 10 2023

1.

Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:

a. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em được tổ chức tại trường, vào ngày 20/11 hàng năm.

b. Buổi lễ kỉ niệm sẽ có các sự kiện như: văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô, giao lưu và chụp ảnh kỷ niệm.

c. Em ấn tượng với sự kiện tri ân thầy cô giáo nhất, vì đây là dịp để các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các thầy cô đã dành cả tuổi thanh xuân để dạy dỗ và giúp đỡ mình.
2. 

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam

Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

2. Thân bài:

a. Trước buổi lễ

- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.

- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Khung cảnh ngôi trường:

+ Sân trường rất sạch sẽ.

+ Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.

+ Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.

- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:

+ Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.

+ Còn các cô giáo thì mặc áo dài.

b. Trong buổi lễ

Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...

- Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.

- Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.

- Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.

- Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.

c. Kết thúc buổi lễ

- Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.

- Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.

- Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).

Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.

NG
14 tháng 10 2023

Vào sáng ngày 19-11 hằng năm, trường em lại tưng bừng tổ chức sự kiện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với sự tham gia của tất cả các học sinh, giáo viên trong toàn trường.

Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.

Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.

Đến khoảng 11 giờ, sự kiện kết thúc trong bầu không khí rộn ràng và có chút tiếc nuối của người tham gia. Tuy vậy, không ai rời đi ngay cả, mà cố nán lại để được ôm, được nắm tay và chụp ảnh cùng thầy cô yêu quý của mình. Sự kiện 20-11 của trường em đã diễn ra như vậy đó.

NG
15 tháng 10 2023

Học sinh nghe thầy cô nhận xét và sửa lại bài theo lời nhận xét 

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng Việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài.Gợi ý:– Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống.– Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.–...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng Việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài.

Gợi ý:

– Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống.

– Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.

– Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.

– Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.

2. Đọc đoạn văn của các bạn cùng nhóm và chia sẻ:

a. Bạn kể lại việc tốt theo trình tự nào?

b. Em học được điều gì ở đoạn văn của bạn?

c. Em muốn chỉnh sửa điều gì ở đoạn văn của mình?

2
NG
14 tháng 10 2023

1.

Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi trong lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ thấy những bóng người vội vã hối hả trong giờ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là người mất đồ cả.

Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em muốn. Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghĩ xấu xa đó đi. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.

Nhưng biết tìm ai mà trả đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bụng em chạy ngay đến đó nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp

Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:

– Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?

– Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm ai trả

Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.

– Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và trường lớp vào biên bản nhé

Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố mẹ về việc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau, cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ
2. 

Học sinh tự thảo luận với các bạn trong nhóm và chỉnh sửa bài viết của mình. 

NG
19 tháng 10 2023

a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.

b. Thân bài: Miêu tả cây mít

* Miêu tả khái quát:

- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.

- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.

- Cây thuộc giống mít mật.

- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê

* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.

 - Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.

- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.

- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.

- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.

- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon

* Hoạt động của em cùng cây mít:

- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.

- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.

- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.

Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý 

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
NG
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

NG
26 tháng 10 2023

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chim sơn ca: Hoàn cảnh nhìn thấy đôi chim sơn ca

2. Thân bài

* Tả hình dáng, kích thước của chim sơn ca: Nhỏ bé

* Tả màu sắc và đặc điểm bộ phận của chim sơn ca:

+ Màu lông: Thường có màu nâu hung, nâu xỉn màu

+ Mỏ: Hình chóp, trơn

+ Chân: Nhỏ, dài, các vuốt sau dài thích nghi đi lại và đứng trên mặt đất

* Gợi tả tiếng hót của chim sơn ca:

+ Hót vào chiều mát

+ Vừa bay vừa hót

+ Giọng hót hay, trong trẻo

* Tả hoạt động của đôi chim sơn ca: Đang tìm mồi, đang làm tổ hay đang chăm chim non...

3. Kết bài

- Ấn tượng của em về đôi chim sơn ca

NG
23 tháng 10 2023

1.

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2. 

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn