K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy(Biện pháp so sánh). Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,... Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực. 

12 tháng 5 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.  
+ ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giác -> xúc giác) 
+ trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 

12 tháng 5 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

4 tháng 9 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

4 tháng 9 2016

cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất ' 

hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định

ai  biết làm không làm giúp mk với 

 

26 tháng 9 2021

Tác giả đã sử dụng những từ ngữ: tố nga, mai, tuyết và biện pháp nghệ thuật ước lệ để giới thiệu 2 chị em Kiều. Tác dụng: giúp người đọc có thể cảm nhận rõ hơn về những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều.

26 tháng 9 2021

Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và thành ngữ ''muời phân vẹn mười'' để làm nổi bật vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng và trong trắng của 2 chị em. Tuy 2 chị em đều đẹp hoàn hảo nhưng mỗi người lại mang một nét đẹp riêng ''mỗi người 1 vẻ''

văn bản nào ạ

5 tháng 11 2021

đoạn văn đou???

18 tháng 2 2018

- So sánh Dượng Hương Thư  “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.

- So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.

=> Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.