K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2021

, Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. ... 'Thuế Máu' là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên 'thuế máu' gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

22 tháng 3 2017

Chọn d

30 tháng 3 2019

 nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản Thuế máu

Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.
 

30 tháng 3 2019

            Ý nghĩa của Thuế máu

Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chủ Tịch không chỉ học tập, rèn luyện, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc mà Người còn đấu tranh, đấu tranh bằng nhiều hình thức mà một trong số đó là bằng ngòi bút. Người đã dùng ngòi bút của mình để vạch trần sự xấu xa, đê hèn của những tên thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp năm 1925 và đoạn trích gây ấn tượng nhất về tội ác của chúng với những người dân thuộc địa đó là “Thuế máu”. Đây là một nhan đề vô cùng ấn tượng.

Mới đầu, nhan đề này có thể gây sự rung rợn cho cả người đọc và người nghe. “Thuế” có lẽ là định nghĩa không còn xa lạ gì đối với chúng ta bởi “thuế” đã ra đời từ rất lâu và tồn tại như một quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người, nó là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Có điều trước nay ta chỉ nghe có thuế đường, thuế đất,… và của cải nộp quy đổi ra tiền, những vật ngoài thân chứ chưa từng nghe “thuế máu” bao giờ. Phải chăng có chế độ bạo tàn tới mức mà người dân phải nộp thuế bằng chính máu của mình?

“Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Khi mang mác khai hóa, mở mang văn minh đối với các nước đô hộ để ra sức bóc lột, đàn áp những người dân thuộc địa, những tên thực dân chả khác nào những con “quỷ hút máu” đã ép người dân thấp cổ bé hỏng phải mang không chỉ là của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng của bản thân ra để nộp cho chúng. Chúng đăt ra đủ mọi loại thuế vô lí để vắt kiệt của cải nhân dân, coi mạng người như cỏ rác chỉ biết làm việc cho chúng trong trạng thái bẩn thỉu và luôn bị đánh đòn mà vẫn phải cam chịu. Chúng thậm chí mang họ ra trở thành những tấm bia đỡ đạn trên những chiến trường phi nghĩa mà chúng gây ra. Và sự trả giá bất công ấy như một thứ thuế, “Thuế máu” này không phải chỉ người An Nam nói riêng mà tất cả người dân các nước thuộc địa đang phải từng ngày trả vô điều kiện cho chúng.

“Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy.

“Thuế máu” quả là một nhan đề vô cùng ấn tượng, nó gây cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa cùng sự căm hờn với chế độ thực dân tàn bạo. Đó cũng chính là tài năng, bút lực xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc.

14 tháng 3 2018

- “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”.

- Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân.

- Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:

+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.

+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.

+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.

- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.

26 tháng 1 2021

Ý nghĩa văn bản ông đồ: Nói về thời còn thuê viết câu đối nhưng giờ ko còn nữa

Ý nghĩa nhan đề ông đồ: NÓi về người viết câu đối, mmotj người ngày xưa còn đc rất nhiều người thuê viết nhưng giừ ko còn người viết thì ông đồ cũng ko còn

6 tháng 11 2018

Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

●   Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ. Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm).

●   Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cả cái niềm khát khao được gặp con, ông dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (giũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi giũa từng chiếc răng như vậy, ông cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, ông lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối ông gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.

19 tháng 3 2019

- Nhan đề nhằm giúp người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.

 

13 tháng 9 2018

- Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ).

- Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân.

- Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

21 tháng 5 2018

Ý nghĩa nhan đề:

●   “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

●   Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

●   Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

●   Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.