K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hai dòng thơ cuối bài: 

"Không một lời đáp

Mây bay về xa"

2 câu thơ ẩn chứa nỗi buồn mang mác của đứa con khi biết rằng dẫu có làm gì cũng không thể chống lại quy luật "sinh - lão - bênh - tử" để giữ mẹ mãi bên cạnh. Một ngày nào đó người mẹ ấy cũng phải rời xa trần thế, nghĩ đến điều ấy đứa con không thể cầm được nỗi xót thương dành cho người mẹ của mình".

“Năm nay hoa đào nởKhông thấy ông đồ xưa”Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:“Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ”Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.

26 tháng 2 2021

Gợi ý nha:

- Nêu mở bài: giới thiệu tác giả tác phẩm

- Thân bài: 

+ Nguồn gốc xuất xứ, tóm tắt nội dung các khổ trên, rồi viết nội dung khổ này

+ Tìm các BPNT đặc sắc trong khổ thơ: câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả lá vàng, mưa bụi,....

+ Tác dụng của các BPNT

+ Ý nghĩa đúc kết từ 3 khổ thơ trên

- Kết bài: khẳng định lại giá trị 3 khổ thơ.

6 tháng 12 2023

bài nào ?

 

7 tháng 12 2023

 Hai câu thơ cuối của bài Về thăm mẹ cho thấy tình yêu dành cho con của người mẹ 

11 tháng 7 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

a) Chọn lệnh New trên bảng chọn File để tạo tệp mới. Sau khi gõ xong câu thơ thứ nhất sử dụng các lệnh  và  để sao chép cụm từ "Khi mẹ vắng nhà" cho các câu thơ còn lại. Chọn lệnh Save trên bảng chọn File để lưu và đặt tên tệp là Khi mẹ vắng nhà.

b) Chọn lệnh Save as trên bảng chọn File để lưu tệp với tên mới là Văn bản sửa. Chọn khối văn bản là câu thơ thứ hau để xóa. Sau khi xóa, chọn lệnh  và  để di chuyển câu thơ thứ nhất xuống dưới câu thơ thứ hai.

14 tháng 2 2017

Đáp án A

Con cò, Nói với con, Mây và sóng

11 tháng 5 2022

Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng sâu lắng ông mang đến cho người đọc bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo. Ông viết nhiều về những con người ở nông thôn, về mùa thu đặc biệt là bài thơ Sang thu đó là sự chuyển biến nhẹ nhàng giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh quen thuộc.

Tiêu biểu là khổ thơ cuối của bài thơ tác giả đã cho người đọc thấy được những suy ngẫm mang tính triết lý về mùa thu về đời người:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hình ảnh mùa thu hiện ra đậm đà hơn. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ là khác nhau nó đã giảm dần, nhạt dần qua hai cụm từ "vẫn còn" và "vơi dần". Nắng ở đây vẫn còn nhưng không gay gắt như đầu mùa hạ hay mưa cũng vơi dần đi không còn rào rào xối xả mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng còn lại của mùa hạ đón chào mùa thu. Nếu hai câu thơ trước là hình ảnh mang nghĩa tả thực, thì hai câu thơ cuối còn là hình ảnh ẩn dụ ấn tượng, giàu ý nghĩa. Về nghĩa tả thực, hình tượng sấm là hiện tượng thường xuất hiện trước và sau những cơn mưa lớn trong mùa hạ, cây đúng tuổi là những cây già đã sống lâu năm thân to sần sùi cao lớn nhưng dưới con mắt của Hữu Thỉnh nó không chỉ đơn giản đến vậy.

Sấm trong thơ ông chỉ những thăng trầm gian nan của cuộc đời, những khó khăn vất vả giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời vững vàng hơn còn cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, đã được ném bao nhiêu mùi vị của cuộc đời: mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời và tất nhiên những con người ấy khi trải qua những khó khăn ấy sẽ không còn vấp ngã lung lay trước sóng gió của cuộc đời.

Hai câu thơ trên tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ chống giặc của dân tộc ta quyết tậm bảo vệ bờ cõi nước nhà.

Qua bài thơ người đọc thấy rõ được sự tinh tế của nhà thơ về sự chuyển đổi của trời đất giữa cuối hạ và đầu thu đồng thời ông còn muốn gửi gắm đến mọi người những triết lý sâu xa về mùa thu về cuộc đời.

 Cảm nhận về khổ cuối của bài thơ Sang thu mẫu 2

Sang thu là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích, gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu – thu mới về, thu chợt đến. Và cái cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

Vẫn còn bao nhiêu nắng.

Đã vơi dần cơn mưa.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ – mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: “vẫn còn", “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ" gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn mùa thu, vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi'' là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài Sang thu. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang thu vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

Sang thu là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố xuất bản vào tháng 5 – 1985. Bao cảm xúc dâng đầy, những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang… đầy thi vị.

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?Câu 4: Học...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?

Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).

Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.

Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?

Mn giúp em/mih vs ạ

Mai là em phải nộp rồi khocroi

1
5 tháng 1 2022

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )