K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

Câu 25. Trong bài văn kể chuyện, mở bài thường có nội dung là:

A. Kể lại những diễn biến quan trọng của câu chuyện.

B. Giới thiệu đặc điểm của nhân vật chính trong câu chuyện.

C. Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện hoặc ấn tượng chung về câu chuyện

D. Nêu cảm xúc của mình về câu chuyện

HT - Sai thì thoi nha ;^

@Kawasumi Rin

31 tháng 10 2021

mình nghĩ là C nha

NG
26 tháng 12 2023

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 

a. Ngôi kể trong bài văn: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng "tôi")

b. Tên các sự việc xảy ra trong câu chuyện:

- Bé Bông bị chuột cắn chân và mèo Mun được gửi tới nhà để đuổi chuột 

- Nhờ có mèo Mun mà nhà đã không còn bị chuột quấy rối

- Mèo Mun đi mà không trở lại 

- Cả nhà không ai quên được mèo Mun

c. Phần giới thiệu "Hồi ấy khi tôi vào lớp... cắn chân các con thì nguy hiểm quá!"

d. Phần tập trung vào các sự vật trong câu chuyện "Bỗng một buổi chiều...cũng rất yêu mèo"

Đó là sự việc Mun đi mất mà không bao giờ trở về nhà.

e. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: "khóc","nỗi buồn", "yêu quý", "người bạn nhỏ"

9 tháng 11 2021

Tham khảo!(nhầm =)))))))))))))))

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

9 tháng 11 2021

tham khảo

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

 

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.

3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhấtB. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyệnC. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quantrọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn...
Đọc tiếp

3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?
A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất
B. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện
C. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quan
trọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn và cuốn hút hơn
4. Nội dung nào không đúng khi nói về người kể chuyện?
A. Người kể chuyện là người mang thông điệp của nhà văn (GS Trần Đình Sử)
B. Người kể chuyện góp phần tổ chức và kết cấu tác phẩm (GS Trần Đình Sử)
C. Người kể chuyện là chủ thể lời nói, là đại diện cho điểm nhìn trong văn học (N.D
Tarmachenko)
D. Người kể chuyện là đối tượng trong câu chuyện kể
5. Lời người kể chuyện là gì?
A. Lời nói của nhân vật có vai trò kể chuyện
B. Lời đối thoại của nhân vật
C. Lời nói của tác giả
D. Lời độc thoại của nhân vật
6. Lời độc thoại là gì?
A. Lời của nhân vật hoặc một người tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành
tiếng)
B. Lời nhân vật nói với nhân vật khác trong tác phẩm
7. Đặc điểm nào không đúng khi nói về khái niệm nhân vật trung tâm?
A. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nút thắt phát triển cho câu chuyện
B. Quyết định tới việc hình thành nội dung, tư tưởng của tác phẩm
C. Có thể mang dấu ấn, đặc trưng của phong cách của tác giả
D. Là nhân vật đại diện cho toàn bộ tư tưởng, quan điểm của tác giả
8. Lời đối thoại là gì?
A. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành tiếng)
9. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, đúng hay sai?
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
A. Đúng
B. Sai
10. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đúng hay sai?
“Tay tôi run run giởi vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không
nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi,. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua”
A. Sai
B. Đúng

1
25 tháng 10 2021

giúp mình với, làm được câu nào thì làm

3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhấtB. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyệnC. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quantrọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn...
Đọc tiếp

3. Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm?
A. Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất
B. Sử dụng các tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện
C. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quan
trọng của của trải nghiệm đối với người bài viết trải nghiệm hấp dẫn và cuốn hút hơn
4. Nội dung nào không đúng khi nói về người kể chuyện?
A. Người kể chuyện là người mang thông điệp của nhà văn (GS Trần Đình Sử)
B. Người kể chuyện góp phần tổ chức và kết cấu tác phẩm (GS Trần Đình Sử)
C. Người kể chuyện là chủ thể lời nói, là đại diện cho điểm nhìn trong văn học (N.D
Tarmachenko)
D. Người kể chuyện là đối tượng trong câu chuyện kể
5. Lời người kể chuyện là gì?
A. Lời nói của nhân vật có vai trò kể chuyện
B. Lời đối thoại của nhân vật
C. Lời nói của tác giả
D. Lời độc thoại của nhân vật
6. Lời độc thoại là gì?
A. Lời của nhân vật hoặc một người tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành
tiếng)
B. Lời nhân vật nói với nhân vật khác trong tác phẩm
7. Đặc điểm nào không đúng khi nói về khái niệm nhân vật trung tâm?
A. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nút thắt phát triển cho câu chuyện
B. Quyết định tới việc hình thành nội dung, tư tưởng của tác phẩm
C. Có thể mang dấu ấn, đặc trưng của phong cách của tác giả
D. Là nhân vật đại diện cho toàn bộ tư tưởng, quan điểm của tác giả
8. Lời đối thoại là gì?
A. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình (nghĩ trong đầu hoặc nói thành tiếng)
9. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, đúng hay sai?
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
A. Đúng
B. Sai
10. Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đúng hay sai?
“Tay tôi run run giởi vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không
nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi,. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua”
A. Sai
B. Đúng

0
26 tháng 11 2021

Câu 1 :

Khi đọc đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” em cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật cáo. Khi vừa đến Trái Đất, hoàng tử bé nhìn thấy một vườn hoa hồng rực rỡ và nhận ra rằng ở hành tinh của mình, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Phát hiện này khiến cậu buồn bã, thất vọng, nằm dài tên cỏ và khóc. Đúng lúc đó thì một con cáo xuất hiện. Nó nói rằng cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán”, bởi vậy mà mong muốn được cảm hóa: “Bạn làm ơn hãy cảm hóa mình đi”. Và rồi cáo đã giúp hoàng tử bé hiểu được thế nào là cảm hóa - hay cũng chính thế nào là tình bạn. Cáo được xây dựng giống như một con người - biết trò chuyện, có cảm xúc và suy nghĩ. Với nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm cho người đọc hiểu được giá trị của tình bạn .

Câu 2 :

Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

- Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...

- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.

Video Player is loading.

Advertisement (1 of 11): 3:22

X

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.


Thầy cô luôn là người bao dung với học trò nhất

Từ bài văn mẫu này, các em có thể tham khảo thêm những bài viết Kể một kỷ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em lớp 5 hay Kể lại kỷ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo của em lớp 5, để từ đó sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật được học trong chương trình ngữ văn 6, áp dụng vào các bài viết sau.