K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Tương đồng:

- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình. 

- Đều mang tính chất hư cấu

- Được viết dựa vào cảm xúc thật của người viết khi chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy

* Điểm khác biệt:

- Đề tài của tản văn rộng hơn, bao quát hơn đề tài của thể loại tùy bút.

- Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác.

- Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang đậm cái tôi của nhà văn. Đặc điểm của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

VD:

- Bài Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…),chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết  bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm:

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Viết bằng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, phổ biến

Viết bằng chữ Nôm, từ ngữ phong phú, phức tạp hơn.

Hình thức đơn giản, thường bao gồm một số câu thơ ngắn.

Cấu trúc phức tạp, nhiều câu thơ, cốt truyện dài.

Kể các câu chuyện tình cảm, tâm linh, tình bạn,...

Kể các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, tín ngưỡng dân gian.

Sử dụng để giải trí, thư giãn trong các dịp lễ, hội.

Mang tính giáo dục, truyền bá giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN B. ĐẶC ĐIỂM Tuỳ bút/ tản văn lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.Văn bản nghị...
Đọc tiếp

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN

 

B. ĐẶC ĐIỂM

 

Tuỳ bút/ tản văn

 

lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

 

không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.

Văn bản nghị luận

 

thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

Truyện thơ dân gian

 

có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

Truyện thơ Nôm

 

sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

 

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

Bi kịch

 

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tuỳ bút/ tản văn: không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc. thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

- Văn bản nghị luận: lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Truyện thơ dân gian: có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

- Truyện thơ Nôm: thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

- Văn bản thông tin tổng hợp: sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...).

- Bi kịch: nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

NG
7 tháng 12 2023

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...