K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Tương đồng:

- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình. 

- Đều mang tính chất hư cấu

- Được viết dựa vào cảm xúc thật của người viết khi chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy

* Điểm khác biệt:

- Đề tài của tản văn rộng hơn, bao quát hơn đề tài của thể loại tùy bút.

- Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác.

- Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang đậm cái tôi của nhà văn. Đặc điểm của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

VD:

- Bài Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…),chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết  bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm:

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Viết bằng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, phổ biến

Viết bằng chữ Nôm, từ ngữ phong phú, phức tạp hơn.

Hình thức đơn giản, thường bao gồm một số câu thơ ngắn.

Cấu trúc phức tạp, nhiều câu thơ, cốt truyện dài.

Kể các câu chuyện tình cảm, tâm linh, tình bạn,...

Kể các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, tín ngưỡng dân gian.

Sử dụng để giải trí, thư giãn trong các dịp lễ, hội.

Mang tính giáo dục, truyền bá giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN B. ĐẶC ĐIỂM Tuỳ bút/ tản văn lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.Văn bản nghị...
Đọc tiếp

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN

 

B. ĐẶC ĐIỂM

 

Tuỳ bút/ tản văn

 

lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

 

không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.

Văn bản nghị luận

 

thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

Truyện thơ dân gian

 

có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

Truyện thơ Nôm

 

sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

 

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

Bi kịch

 

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tuỳ bút/ tản văn: không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc. thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

- Văn bản nghị luận: lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Truyện thơ dân gian: có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

- Truyện thơ Nôm: thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

- Văn bản thông tin tổng hợp: sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...).

- Bi kịch: nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

10 tháng 3 2017

“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn

Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.

Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...

Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:

+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

- Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

- Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

- Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Chú ý: 

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn cho thấy sự đa dạng của môi trường, hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người”; và cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể.

17 tháng 12 2017

Cái “ngông”thể hiện trong bài thơ gắn liền với ý thức cá nhân của nhà thơ:ông tự cho rằng bản thân tài giỏi và đến mức cả Trời cũng phải mời lên để đọc thơ và tán thưởng nồn nhiệt;k ai xứng đáng là kẻ tri âm của mìnhn ngòai Trời và các vị thần tiên;ông tự chow mình là người được Trời sai xuống trần gian thực hiện sứ mệnh cải cách xã hội vô cùng cao cả…Rõ ràng,Tản Đà đã khiêu khích cái nhìn tôn ti,giai cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Ông đã rủ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm thông thường mà các nhà nho vẫn đặt trên vai mình để sống thỏai mái hơn với cái tôi cá nhân đầy mới mẻ của thời đại mới.Nhất là khi ông đã xem sáng tác văn chương cũng là một nghề thì sự tự do cá nhân đó là tích cực thúc đẩy ông đi vào con đường đổi mới thơ nhằm đưa đến cho nền thơ VN có những ý vị thẩm mỹ khác lạ.