K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận

- Tìm luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

- Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, vai trò, giải pháp

- Bàn luận rút ra bài học.

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của bài này là: 

- Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, các em cần lưu ý:

- Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...

- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

- Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,...

- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.

0
16 tháng 9 2023

1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).

2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

16 tháng 9 2023

- Lắng nghe ý kiến

- Tôn trọng quan điểm, ý kiến của mọi người

- Trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng để cùng trao đổi, sửa chữa, bổ sung.

16 tháng 9 2023

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên

Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,...

Gồm các phần:

- Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích

- Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

Gồm các phần:

- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.

Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị

- Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp

Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết.

- Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất

- Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động

- Kể lại chân thực

- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

- Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân

16 tháng 9 2023

Chuẩn bị:

- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân

- Báo cáo tiến độ thực hiện

- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện

- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)

Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

16 tháng 9 2023

Vai trò của hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

16 tháng 9 2023

Là kiến thức, sự hiểu biết vì nếu không có kiến thức đúng và đủ thì mọi khâu khác của việc trình bày, thảo luận không có sức thuyết phục.

16 tháng 9 2023

Vì phần mở đầu giúp khái quát nội dung kiến nghị, phần nội dung giúp triển khai nội dung kiến nghị, phần cuối khẳng định lại nguyên vọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. 

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0