K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
16 tháng 9 2023

Đoạn tham khảo 

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, hết lòng yêu thương học trò. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.

- Phó từ là những từ in đậm

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

 
NG
13 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

15 tháng 9 2023

Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.

Từ tượng thanh: Xèo xèo

Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian. 

16 tháng 9 2023

“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Trong đoạn trích Đi lấy mật em ấn tượng nhất với chi tiết khi đi vào rừng. Tía nuôi An chỉ nghe tiếng thở của An mà ông biết là An đang mệt và bảo mọi người dừng lại nghỉ. Qua đó thể hiện được sự tinh tế của tía nuôi An cũng như sự yêu thương của tía đối với các con. Khi đi vào rừng tía luôn là người đi trước dẫn đường. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, yêu thương của tía nuôi An đối với An.

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Chú thích:

- Thành phần tình thái: may sao

- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Bài Hịch tướng sĩ đã cho em thấy tấm lòng yêu nước đầy thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Ông mong muốn thông qua bài hịch có thể kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, tàn ác của kẻ thù. Từ đó, thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm phẫn, thù giặc sâu sắc cùng với một lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc trả lại một đất nước hòa bình.

- Từ Hán Việt: anh hùng, bạo tàn, hòa bình.