K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng

29 tháng 7 2018

Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…

- Tác dụng :

   + Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .

   + Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

19 tháng 3 2022

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.

21 tháng 2 2021

a, 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

b, 

Đoạn thơ đã thể hiện sự oai vệ của chúa sơn lâm đồng thời là lời thở dài ngao ngán của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong lồng

c, 

Tham khảo:

Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

21 tháng 2 2021

a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

b) Khái quát nội dung: Nỗi nhớ rừng cùng sự tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng và khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên.

 

c) Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình để kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước và niềm khao khát thoát khỏi cảnh đời nô lệ.Cũng là vì do thời ấy , bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn nên tác giả không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn , để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của những người dân mất nước thuở ấy.

Bạn tham khảo thử nhé  hiha

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ       Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

 

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

1
6 tháng 7 2019

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)

2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)

3.

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)

: Trong bài thơ “ Việt Bắc ” , nhà thơ Tố Hữu đã viết : Mình về thành phố xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng ? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng 1. Ở bài “ Ánh trăng ” cũng có một khổ thơ có nội dung tương tự , hãy chép chính xác khổ thơ đó . 2. Từ ngữ nào trong khổ thơ em vừa chép và trong những câu thơ sau “ Hồi nhỏ sống với đồng với...
Đọc tiếp
: Trong bài thơ “ Việt Bắc ” , nhà thơ Tố Hữu đã viết : Mình về thành phố xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng ? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng 1. Ở bài “ Ánh trăng ” cũng có một khổ thơ có nội dung tương tự , hãy chép chính xác khổ thơ đó . 2. Từ ngữ nào trong khổ thơ em vừa chép và trong những câu thơ sau “ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bê / hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ ” là dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự ? Phương thức biểu đạt ấy có vai trò gì trong bài thơ ? 3. Một trong những yếu tố khiến “ bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ ” đó là sự xuất hiện tình huống của câu chuyện . Theo em , đó là tình huống nào ? Tình huống này có tác dụng gì trong việc diễn tả mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ? 4. Giải thích nghĩa của từ “ thình lình , đột ngột ” . Việc sử dụng những từ này có tác dụng gì trong việc miêu tả sự việc và gợi tả cảm xúc của nhân vật trừ tình ?
0