K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2023

hồn ma tướng giặc nói rằng Tử Văn đã phạm tội đốt đền, làm hại linh hồn của hắn. Hắn còn nói dối rằng hắn đã từng làm quan trung thành, bảo vệ dân lành, và xin Diêm Vương tha tội cho Tử Văn. Thái độ của hắn với Tử Văn là xảo trá, gian xảo, muốn lợi dụng sự rộng lượng của Diêm Vương để trả thù Tử Văn.

Tử Văn đáp trả rằng hắn là kẻ bạo tướng, xâm lăng nước Việt, giết chóc dân lành. Chàng còn vạch mặt hành vi gian ác của hắn, như cưỡng bức con gái của Thổ Công, hay cướp đoạt của cải của dân. Chàng khẳng định chàng đã đốt đền để trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt. Chàng còn yêu cầu Diêm Vương đến đền để xác minh sự thật. Thái độ của chàng với hồn ma tướng giặc là cứng rắn, không nhún nhường, một mực kêu oan.

Qua đó, nhân vật Tử Văn hiện lên như một người cương trực, dũng cảm, vì dân trừ bạo và thể hiện tinh thần dân tộc. Chàng còn là một người bản lĩnh, sáng suốt, quyết đoán và yêu chính nghĩa . Chính trực của chàng đã chiến thắng cái tà và được phong làm chức phán sự đền Tản Viên.

26 tháng 8 2023

Trong truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của tác giả Nguyễn Dữ, nhân vật Ngô Tử Văn được miêu tả là một người cương trực, khảng khái và dũng cảm. Anh ta không chịu đựng được sự gian tà và luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân. Tử Văn là một người trí thức yêu nước, đại diện cho tầng lớp trí thức trong xã hội.

26 tháng 8 2023

Trong truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", hồn ma tướng giặc đã nói những lời mắng mỏ và đe dọa Ngô Tử Văn, yêu cầu anh lập lại đền. Tuy nhiên, thái độ của hắn là giả nhân giả nghĩa, xảo trá và giả tạo. Hồn ma tướng giặc đã cố gắng lừa dối Tử Văn để giảm án cho mình. Tuy nhiên, cuối cùng, sự công bằng đã chiến thắng và Tử Văn đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại công lí.

28 tháng 2 2022

b1:

Sự cương trực của chàng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.

b2:

Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.

b3: Ở 2 chi tiết rõ ràng nhất là:

- Diễn biến:

+ Chặng 1:  Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương 

   > Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn 

    >Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

+ Chặng 2:

  >  Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

   > Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. 

   >Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. -     > Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

. Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn dựa vào gợi dẫn câu hỏi sau: Câu 1: Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền? Việc chàng “ tắm gội sạch sẽ, khấn trời” rồi mới hành động châm lửa đốt đền thể hiện điều gì? Hành động đó cho thấy tính cách, phẩm chất nào của Ngô Tử Văn? Câu 2:Ngô Tử Văn đã gặp gỡ hồn ma tướng giặc như thế nào? Tại sao khi gặp hồn ma Tử Văn không nói gì? Ngô Tử Văn đối mặt với Thổ...
Đọc tiếp

. Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn dựa vào gợi dẫn câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền? Việc chàng “ tắm gội sạch sẽ, khấn trời” rồi mới hành động châm lửa đốt đền thể hiện điều gì? Hành động đó cho thấy tính cách, phẩm chất nào của Ngô Tử Văn?

Câu 2:Ngô Tử Văn đã gặp gỡ hồn ma tướng giặc như thế nào? Tại sao khi gặp hồn ma Tử Văn không nói gì? Ngô Tử Văn đối mặt với Thổ công nước Việt ra sao ? Câu nói “ Việc xảy ra như thế ,sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên thượng đế,lại khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê ?”cho thấy tính cách Ngô Tử Văn như thế nào?

Câu 3: Phán sự là chức quan như thế nào ?Đòi hỏi phẩm chất gì? Em nghĩ Ngô Tử Văn có xứng đáng với chức phán sự không ? Vì sao?Nó có ý nghĩa như thế nào?

2. Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn?

0
26 tháng 11 2017

Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.

Nhân vật Đàm Thân: 

- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.

- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.

- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. 

Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:

+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

10 tháng 11 2016

Trích từ văn bản thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

30 tháng 3 2017

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.