K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều...
Đọc tiếp
1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới

   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."

Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

  "Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân

  

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

2

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

22 tháng 8 2023

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

22 tháng 8 2023

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác. 

11 tháng 4 2021

giúp mình với

 

 

Hỏi chị google ikthanghoaheheha

3 tháng 10 2020

Trong những câu thơ trên, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người và rừng núi quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên. hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự – nâng niu, mong chờ của cha mẹ.  không chỉ có vậy, thời gian trôi qua, con còn dần trưởng thành trong vòng tay ấm áp của quê hương. Đó là những “người đồng mình” rất cần cù và lạc quan. Các từ ngữ giàu sắc thái biếu hiện: cài nan hoa, ken câu hát đã miêu tả cụ thể những đức tính quý báu ấy của bà con làng bản. Rừng núi quê hương không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn vô cùng khoáng đạt: “cho hoa”, “cho những tấm lòng”. Thiên nhiên vĩ đại đã góp phần nuôi con khôn lớn, nâng đỡ con về cả tâm hồn và lối sống.

* “”: phép liên kết câu dùng quan hệ từ;

Đó”: phép thế.

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người...
Đọc tiếp

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)

Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo 

    Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

1
31 tháng 7 2023


Bài 1:

"Sống vì người khác là cách sống đẹp" là một triết lý tuyệt vời, thể hiện tinh thần cao đẹp của sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Khi ta sống vì người khác, ta đặt lòng người lên trên tất cả, hi sinh cho họ mà không cầu đổi hay trông đợi điều gì. Điều này tạo nên một cảm giác hài lòng và mãn nguyện, khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và giá trị hơn. Người sống vì người khác đem lại niềm hạnh phúc không chỉ cho người được giúp đỡ mà còn cho chính bản thân mình, vì tình yêu thương và lòng nhân ái khiến con người trở nên ấm áp và gắn kết hơn.

Bài 2:

Hành động của hai mẹ con bà Thảo thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện đối với người khác. Quyết định tặng thận của bà Lê Thị Thảo và con gái Hòa đã đem lại cơ hội sống mới cho một người phụ nữ khác, giúp gia đình người đó hạnh phúc trở lại. Họ không ngại khó khăn và vất vả trong quá trình đi lại và làm các xét nghiệm để thực hiện hành động đầy tình thương này. Hành động cao cả này đã tạo ra một tác động tích cực lớn, giúp đỡ không chỉ một người mà còn hai gia đình hạnh phúc.

Suy nghĩ của em về hành động này là một điển hình cho tinh thần nhân ái và lòng hy sinh lớn lao. Mẹ con bà Thảo không chỉ tặng một cơ hội sống mới cho người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính họ bằng sự hài lòng và thỏa mãn từ việc giúp đỡ người khác. Tình thương và lòng nhân ái trong hành động này làm cho họ trở nên đặc biệt, tạo ra niềm tin và hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà sự chia sẻ và sẻ chia luôn tồn tại.

 

4 tháng 1 2023

Tham khảo :

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý . Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác nhưng sống cô đơn do vợ mất sớm, con bỏ đi đồn điền cao su . Lão giàu tình yêu thương, lão yêu con mình, yêu cả con chó được lão đặt tên là cậu Vàng. Có lẽ việc làm khiến lão hối hận, dằn vặt nhất chính là đã lừa và bán câu VÀng- người bạn thân thiết của lão.  Lão bị một trận ốm nặng khôgn có tiền để ăn và duy trì sự sống nhưng lão nhất quyết không động vào số tiền mà lão dã dành cho con. Lão quyết định bán chó, quyết định cay đắng khi bán đi một tri kỷ của mình để giữ trọn chữ tín với con. Ngay cả khi chết lão vẫn không muốn mọi người lo cho mihf nên đã chuẩn bị rất chu dáo cho sự ra đi của mình. Lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận khi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Lão đã chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ để giữ phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Lão sống một cuộc đời trong sạch đến khi chết. Lão chính là người nông dân đáng khâm phục.  Lão Hạc chính là hiện thân của số phạn người nông dân trước cach mạng tháng 8. Họ toàn là những người lương thiện nhưng cuộc đời lại quá nhiều bất công đến mức phải tìm đén bước đường cùng.