K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.
loading...
2.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.

+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi:

-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...

-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

Câu 1. Các khu vực đồng bằng nước ta bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Câu 2. Đặc điểm địa hình của đồng bằng duyên hải miền Trung:

Tổng diện tích khoảng 15000km2, bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với các đồng bằng châu thổ hại lưu sông, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
NG
15 tháng 8 2023

 

Tham khảo1.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, là: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh; Đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Đồng bằng Nam - Ngãi; Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa; Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.
2.

(*) Lựa chọn: Đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long

(*) Trình bày:

+ Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.

+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển.

+ Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.

+ Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

 

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2. 

- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:

+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.

+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:

+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.

+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.

+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

2:

Tham khảo:

 

Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

20 tháng 7 2023

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.

- Đặc điểm chính của sông ngòi:

+ Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu,… có nguồn nước dồi dào.

+ Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.

NG
26 tháng 11 2023

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: Xác định một số sông lớn trên lược đồ

- Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,...

+ Các sông trong vùng đều có nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thuỷ điện.