K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).

- Tác động của địa hình và hoàn lưu gió mùa:

+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông - Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

NG
26 tháng 10 2023

- Khí hậu núi cao và núi thấp: Việt Nam có nhiều dãy núi cao, như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và dãy Trường Sơn ở phía Trung và Nam. Khí hậu ở những nơi này thường lạnh hơn so với các khu vực thấp hơn, và có mùa đông rõ rệt.

- Khí hậu biển và đất liền: Các khu vực ven biển có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới đến cận nhiệt đới, trong khi các khu vực nội đất có thể có khí hậu khô hanh hơn và trải qua các mùa khác nhau.

- Tác động của gió mùa: Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa Đông và gió mùa Tây, dẫn đến sự biến đổi mùa khá rõ rệt. Mùa mưa và mùa khô thay phiên nhau, tạo ra sự đa dạng về mùa trong năm.

- Địa hình đa dạng: Việt Nam có sự biến đổi địa hình từ vùng biển đến núi cao và thung lũng, làm cho khí hậu thay đổi theo độ cao và địa hình, ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa.

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam, nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, giữa Đông Bắc Á, ảnh hưởng đến lưu vùng của các dòng sông và hồ nước, cũng làm cho khí hậu đa dạng và phức tạp hơn.

 Vì Sự đa dạng của khí hậu ở Việt Nam là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố trên và còn phụ thuộc vào địa hình, vị trí địa lý và tác động của các hệ thống khí tượng lớn như gió mùa. Điều này đã tạo ra một phong cách sống đa dạng và đa vùng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, người dân và nền kinh tế của quốc gia.

16 tháng 3 2022

- Khí hậu eo Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti không phân hóa phức tạp do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp

16 tháng 3 2022

Tham khảo

 

– Lục địa Nam Mĩ có diện tích rộng lớn, còn đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có diện tích nhỏ và hẹp.

– Lục địa Nam Mĩ kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ khoảng 15°B đến 45°N, từ khoảng 80°T đến 35°T và ảnh hưởng của địa hình.

– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti trải trên ít vĩ độ, từ khoảng 15°B đến 20°B, từ khoảng 92°T đến 80°T.

⇒ Lục địa Nam Mĩ có sự phân hóa khí hậu nhiều hơn eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

9 tháng 10 2016

 - Khí hậu châu á phân hóa thành 5 đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam (Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
- Đới khí hậu cực và cận cực 
- Đới khí hậu ôn đới 
- Đới khí hậu cận nhiệt 
- Đới khí hậu nhiệt đới 
- Đới khí hậu xích đạo 
* Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
- Khí hậu gió mùa: 
+ Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+ Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
- Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
- Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

19 tháng 12 2018

tốt

Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. 

 

- Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

 

- Miền Nam: mùa mưa và mùa khô sâu sắc.

 

- Miền Trung: mùa hạ khô, nóng và mùa mưa lùi về thu đông.

7 tháng 12 2016

Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

 

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
 

9 tháng 12 2016

thanks

 

18 tháng 4 2022

REFER

a) Khí hậu

 - Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

 - Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.

- Phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

- Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông.

b) Sông ngòi

 - Mật độ sông ngòi dày đặc.

 - Sông có lượng nước dồi dào.

 - Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

Giải thích ví sao ở phía tây Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông ?

Phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn.

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn

23 tháng 3 2021

1. 

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 

 

23 tháng 3 2021

2. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản là do:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Theo độ cao địa hình, khí hậu phân hóa thành các đai khí hậu:

+ Đai nhiệt đới gió mùa: Từ 0 m đến 600 - 700 m ở miền Bắc và 0 m đến 900 - 1000m ở miền nam. Khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: Ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: độ cao trên 2600m; nhiệt độ: <15℃, nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

- Ví dụ: ở Sapa khi nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fan-xi-păng.

13 tháng 8 2023

THAM KHẢO

 

 * Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.

    - Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ)  làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.

   -  Địa hình  Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.

   - Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc  thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.

30 tháng 8 2017

Châu Á phân hóa vô cùng đa dạng vì châu Á trải dài từ đường xích đạo ( nóng ẩm mưa nhiều do giáp biển ) đi đến vòng cực Bắc ( lạnh ít mưa ) mà trong những vùng đó thì tập hợp đủ khí hậu nhiệt đới , ôn đới , hàn đới

13 tháng 9 2017

* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.