K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả, Hạ Long

- Sơn Dương

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Tuyên Quang

- Sơn La

- Quảng Ngãi

Dầu mỏ

- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

- Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

- Tiền Hải

- Thái Bình

Bô-xit

- Đăk Nông, Di Linh

- Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Trại Cau

- Hà Giang

- Yên Bái

- Thái Nguyên

A-pa-tit

- Lào Cai

- Lào Cai

Đá vôi xi măng

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vàng

- Quy Nhơn

- Nghệ An

- Huế

- Bình Định


2.

* Nhận xét chung:

- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:

- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.

+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.

+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.

+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

15 tháng 1 2018

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg

- Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tham khảo

 

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất phù sa

Đặc điểm

- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

- Đất thường có màu đỏ vàng.

- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.

Giá trị sử dụng

- Đối với nông nghiệp:

+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất.

- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất phù sa

Đặc điểm

- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ

thoát nước.

- Đất thường có màu đỏ vàng.

- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua,

nghèo các chất badơ và mùn.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.

Giá trị sử dụng

- Đối với nông nghiệp:

+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm,

cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi

gia súc lớn,...

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực

phẩm và cây lương thực.

- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển

rừng sản xuất.

- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây

lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và

nuôi trồng thuỷ sản.

 
nội dung 1:Em hãy:+mô tả vị trí và phạm vi của huyện / thành phố nơi em sinh sống .+kể tên và xác định trên bản đồ một số loại tài nguyên thiên nhiên chính của địa phương em.nội dung 2 :dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện / thành phố nơi em đang sinh sống thông qua việc hoàn thành bảng sau :số thứ tựđiều...
Đọc tiếp

nội dung 1:

Em hãy:

+mô tả vị trí và phạm vi của huyện / thành phố nơi em sinh sống .

+kể tên và xác định trên bản đồ một số loại tài nguyên thiên nhiên chính của địa phương em.

nội dung 2 :

dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện / thành phố nơi em đang sinh sống thông qua việc hoàn thành bảng sau :

số thứ tựđiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênđặc điểm nổi bật
1địa hình                     ?
2khí hậu                     ?
3sông, hồ                     ?
4đất                     ?
5khoáng sản                     ?
6sinh vật                     ?

giúp mình với . mình đang vội .oho

0
6 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vấn đề: An ninh lương thực

Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.

Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng

Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

 

6 tháng 12 2019
Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu

- Dưới 1 người/km2

- Từ 1 – 10 người/km2

- Từ 51- 100 người/km2

- Trên 100 người/km2

- Bán đảo A – la – xca và phía Bắc Ca – na – đa

- Hệ thống Cooc – đi – e

- Dải đồng bằng hẹp vem Thái Bình Dương

- Phía đông Mi – xi – xi – pi

- Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì

25 tháng 1 2021

Mật độ dân số

Vùng phân bố chủ yếu

Dưới 1 người/km2

bán đảo a-lat-xca và phía bắc Canađa

Từ 1-10 người/km2

khu vực hệ thống Cooc-đi-e

Từ 11-50 người/km2

dãy đồng bằng hẹp bên Thái Bình Dương

Từ 51-100 người/km2

phía đông Hoa Kì

Trên 100 người/km2

dải đất ven hồ phía nam Hồ Lớn và vùng đồng bằng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì