K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Xét về mục đích nói câu "Hình ảnh trên lúa đòng  đòng phất phơ giữa làn gió nhẹ và giờ nắng hồng ban mai mới đẹp làm sao" dùng để bộc lộ cảm xúc gián tiếp của người viết.

Dấu hiệu em nhận biết điều đó: dùng nhiều tính từ để miêu tả rồi mới dùng từ cảm thán "làm sao".

23 tháng 11 2021

Tham khảo

Bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ “ni, bên” là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh “phất phơ” vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

 

 

 

23 tháng 11 2021

Mình cho bạn tham khảo bài mình viết ở lớp rồi nhé:

Bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ “ni, bên” là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh “phất phơ” vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

 

14 tháng 12 2016

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
.
Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

=> những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Những hình ảnh trong bài ca dao đã nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

=> Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Bài ca dao như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

 

 

14 tháng 12 2016

1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2.Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Ý nghia:1 nói về ơn nghỉa công lao của cha mẹ

Ý nghĩa:2 nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà

Biết câu đầu thôi ok

6 tháng 9 2016

– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng. Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. 

– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời.  Đồng thời bài ca dao có thể như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ. 

14 tháng 9 2016

Lúa đòng đòng : 
nghĩa gốc : lúa bắt đầu ra hoa 
nghĩa bóng : tuổi dậy thì của con gái 

Phất Phơ: chuyển động qua lại nhẹ nhàng theo làn gió

Ngọn Nắng Hồng: ngọn nắng của buổi chiều

Nghệ thuật: So sánh

Qua câu ca dao trên cho thấy người con gái thùy mị nết na, đẹp về ngoại hình cũng như về tâm hồn. Ở đây tác giả muốn đề cập đến ng con gái tuổi 15 rất xinh đẹp. Em như 1 bông lúa xinh tươi, mơn mởn. Em ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Đôi mắt em trong sáng, ngây thơ đang bc vào đời với bt bao điều mới lạ. Em là 1 cô gái đang tuổi trẻ, đang tuổi đẹp, là ng con gái trong trắng và ẩn chứa trong em 1 nét đẹp kì lạ nét đẹp của ng con gái vn mà ng ta hay nhắc đến. Tất nhiên, ng con gái đẹp như hoa như ngọc đó cũng sẽ trưởng thành và em sẽ bc đến ngưỡng cửa của tình yêu, ngưỡng cửa của ng con gái cho là hạnh phúc nhất. 

Chúc bạn học tốt!

 

 

14 tháng 9 2016

thanks cậu nhiều lắmhihi

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ ;v :

1. Mở bài

+ Giới thiệu bài ca dao: Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

2. Thân bài

- Ý nghĩa những câu ca dao dân ca: Giản dị, thiết tha, hình ảnh quen thuộc

- Hai câu đầu: Cánh đồng lúa

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

+ Không gian êm đềm, mát mẻ

+ Hình ảnh lặp lại: đẩy cao sự mênh mông, rộng lớn

+ Hình ảnh cô gái xuất hiện sâu xa trong câu

- Hai câu cuối: Hình ảnh cô gái

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

+ Cô gái ví von với chén lúa, đầy sức sống, thơm mát, tươi trẻ

+ Số phận không êm đềm, hồng nhan bạc phận

3. Kết bài

+ Cảm nghĩ về câu ca dao: Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

Cre : bài mạng đó ;-;

Học tốt ạ ;-;

19 tháng 10 2021

Không học tốt được vì đây là mạng

:>>>>>>>>>>>

Chúc mình học dốt đúng hơn ạ :>>

18 tháng 11 2018

Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ "ni, tê" trở thành quen thuộc. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la bát ngát, sự trù phú của quê hương. Ẩn hiện trong đó là bóng dáng của cô thôn nữ mềm mại, duyên dáng đang hòa quyện với cánh đồng bao la tạo nên sức sống cho quê hương.

Hai câu đầu bài ca dao có kết cấu ko giống những bài ca dao khác: "Đứng bên..."

Một ko gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác như là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng. Nếu chỉ có 2 câu này thôi thì mới chỉ diễn tả được sự mênh mông của cánh đồng và chưa nói lên được điều gì. Đọc đến 2 câu tiếp theo thì mới thấy cái hồn được hiện ra. 1 cô gái đang phóng tầm mắt của mình để chiêm ngưỡng cái "bát ngát mênh mông" của nó. Quan sát tỉ mỉ và đặc tả riêng 1 "chẽn lúa đòng đòng", liên hệ so sánh với chính bản thân mình: "Thân e như chẽn...". Hình ảnh này đã làm bật được cô gái trong sự mênh mông bát ngát. Ngàng nghĩ về thân phận của người con gái trong xã hội. Cô xuất hiện thật là đẹp nhưng hồng nhang bạc phận, như ngọn lúa phất phơ.

Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận người phụ nữ trong XHPK. Quyền tự quyết định dường như ko có. Họ phải sống trong đau khổ, luôn phải phụ thuộc vào GĐ và người chồng. Có lẽ vì thế mà có rất nhiều câu ca dao nói về điều này:

" Thân em vừa trằng...."

14 tháng 9 2016

  Qua bài ca dao trên cha thấy người con gái thùy mị, nết na không chỉ đẹp về bên ngoài mà còn đepx lẫn trong tâm hồn. Cô gái ở độ tuổi 15 đẹp như bông hoa của buổi sớm ban mai, ngây thơ trong trắng hồn nhiên đang bước vào cuộc đời với bao sự kì diệu mới lạ. Một cô gái xinh đẹp chứa vẻ đẹp của người VN. Là người con gái đẹp như những viên ngọc quý và sẽ rất hạnh phúc.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhiều