K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm vừa qua em đã cố gắng hết sức để khắc phục điểm yếu của mình trong các môn học. Với môn Toán là môn em kém nhất. Em đã chấp nhận bỏ nhiều thời gian cho môn học này. Ngoài việc em tự học hằng tối mỗi ngày, em tham gia thêm một lớp học thêm ngoài giờ. Nhờ vậy mà môn Toán của em được cải thiện từng ngày. Với môn Văn, em khắc phục lỗi viết chữ xấu. Mỗi khi làm bài em sẽ tự nhắc nhở bản thân uốn nắn cho tròn chữ để giáo viên dễ nhìn hơn. Còn đối với tiếng Anh em không chỉ tập trung học ngữ pháp mà còn cải thiện kĩ năng nghe, nói và viết. Cuối cùng em đã đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Em rất hài lòng với thành quả nỗ lực một năm qua

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

MỞ BÀI:

 Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.

THÂN BÀI:

     Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.

     Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.

     Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.

     Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.

     Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.

KẾT BÀI:

     Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.

Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.

Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!

16 tháng 4 2022

lỗi r bn 

16 tháng 4 2022

ngữ văn lớp 8 ???

16 tháng 4 2022

ngữ văn mà

22 tháng 3 2021

 Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị tỏng cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tự tối cao của dân tộc những lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc ống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đay là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.  

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

 Trong cuộc sống, bản thân mỗi người cần nên rèn luyện cho mình đức tính giản dị trong những lĩnh vực cần thiết. Về lối sống, hãy đơn giản để cho cuộc sống được an nhàn. Những việc mình tự có thể làm được thì không nên làm phiền đến sự giúp đỡ của người khác. Như thế không những con người rèn luyệnđược sự giản dị mà còn cả sự tự lập, tự giác. Đồng thời, tác phong sinh họt cũng cần phải có sự giản dị. Gianr dị từ những bữa cơm tỏng gia đình, từ ăn uống nhỏ nhặt cho đến những việc lớn lao khác. Có thế con người mới có thể dễ dnagf hòa nhpj với những người khác. Trong nói và viết cũng cần cả sự giản dị. Lời nói khôgn nên quá cầu kì, hoa mĩ, sẽ khiến lời nói trở nên rối rắm, người nghe khó hiểu. Trong cách viết cũng vậy, hãy viết 1 cách đơn giản nhất để có thể truyền đạt đúng những gì mình muốn nói. Tuy nhiên, giản dị cũng không hẳn là ki bo, là keo kiệt mà là giản dị ở một mức vừa đủ thì mới khiến cuộc sôgs con người trở nên đơn giản nhưng lại có ý nghĩa. Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" đã giúp em nhận ra nhiều bài học sâu sắc về về lối sống ,tác phong sinh hoạt ,nói và viết của bản thân.

25 tháng 5 2021

Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông, “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?” Đào Uyên Minh nói, “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu.” Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói, “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?” Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói, “Tôi không thấy nó lớn gì cả.” Đào Uyên Minh hỏi, “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?” Ông lại tiếp tục, “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ.”

Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên, “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?” Người thanh niên trả lời, “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày.” Sau đó, ông lại hỏi, “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?” Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói, “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu.” Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh. Ông Đào viết cho anh những dòng sau, “Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như [không dùng] hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.”

Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi. Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng, “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không.” Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói, “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này.” Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi, “Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo.” Cố Dã Vương nói, “Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai sáng lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa.”
Quảng cáo

Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi, “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?” Hầu Tuyển nói, “Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần.” Cố Dã Vương dạy con cháu rằng, “Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào.”

Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.

16 tháng 4 2022

giúp mình vsgianroi

28 tháng 1 2022

Tham khảo :

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc