K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:

+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.

+ Năm 1889,Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.

- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức, điển hình như: cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),… => sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

+ Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn. Tuyên ngôn đã phân tích về quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân.

=> Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

-Các Mác: 

+Năm 1841: Ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ về triết học

+Năm 1843: ông bị trục xuất về Pháp và tiếp tục nghiên cứu tham gia cách mạng

-Ăng ghen:

+1842: ông sang Anh, tìm hiểu thực tế về giai cấp công nhân và viết nên được nhiều tài liệu quan trọng

+1844: ông sang Pháp gặp Các Mác và cùng thành lập Đồng Minh Những Người Cộng Sản-tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới

-Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: dựa vào phát ngôn của tuyên ngôn Đảng Cộng Sản về quá trình tái sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sứ mệnh của giai cấp công nhân

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Từ những năm 40 của thế kỉ XX, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế, hai người đã có nhiều hoạt động chuẩn bị cho sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, tiêu biểu như:

+ Năm 1842, C. Mác là Tổng biên tập Báo sông Ranh - một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ. Trong khi đó, Ph.Ăng-ghen sang Anh và biên soạn nên tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

+ Năm 1843, do những hoạt động cách mạng sôi nổi, nên C.Mác bị chính quyền tư sản trục xuất khỏi Đức, sau đó, ông đã sang Pa-ri và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng Pháp.

+ Năm 1844, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen ở Pa-ri. Hai ông cùng với một số nhà cách mạng khác đã thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản - đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

+ Tháng 2/1848, tại Luân Đôn, C. Mác và Ph.Ăng-ghen đã soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - làm cương lĩnh cho tổ chức Đồng minh những người Cộng sản. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

15 tháng 8 2023

Tham khảo

24 tháng 4 2022

A

24 tháng 4 2022

A

7 tháng 11 2023

Đặc điểm của ngành dịch vụ:

- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.

- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.

- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Cộng hòa Nam Phi có sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Nam Phi được mệnh danh là “quốc gia cầu vồng. Sự đa dạng này là kết quả của sự hoà quyện giữa văn hóa châu Phi, châu Âu và châu Á.

- Ngoài ra, quốc gia này cũng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như khu di chỉ khảo cổ học Xtơ-phôn-tên, đảo Rô-bơn,... tạo điều kiện thu hút khách du lịch.

- Chất lượng cuộc sống ở Cộng hòa Nam Phi ngày càng cao, quốc gia này hay thuộc nhóm các nước có HDI ở mức cao trên thế giới (đạt 0,713 năm 2021).

- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như: vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….

- Các quốc gia phát triển:

+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.

+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.

+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.

- Các nước đang phát triển:

+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.

+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.

+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…

NG
13 tháng 8 2023

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Tham khảo

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

3 tháng 2 2023

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Điền từ thích hợp vào chỗ (… ) trong đoạn Sử  về những hiểu biết của em về những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.( 1.C. Mác, 2. Ph. Ăng-ghen, 3. quý trọng, 4. hiểu rõ, 5. tìm hiểu)  - .................sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất ...................người lao động. Sau khi...
Đọc tiếp

Điền từ thích hợp vào chỗ (… ) trong đoạn Sử  về những hiểu biết của em về những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.( 1.C. Mác, 2. Ph. Ăng-ghen, 3. quý trọng, 4. hiểu rõ, 5. tìm hiểu)

  - .................sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất ...................người lao động. Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng Đức và châu Âu.

    - ..........................sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen ...................những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.

- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.

2
2 tháng 1 2022

- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động.

Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.

- Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".

- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.

C.Mác

quý trọng

Ph.Ăng-ghen

hiểu rõ