K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau đây là phần làm bài của mình:

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm: 

                                           “Khi đang là hạt

                                                  …

                                           Bắt đầu bập bẹ.”

 

          Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. 

           Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:

“Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

    Góp xanh đất trời.”

      Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”. 

     

 
22 tháng 3 2022

Tham khảo :

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toanTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ruhay làMẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồnBà ru mẹ… mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng.Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

22 tháng 3 2022

thui sr mà !!!

20 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đẹp nhất, dịu dàng và ấm áp nhất (cây cối đâm lộc, nảy chồi, con người tươi vui, rộn ràng,…)

- Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Tả quang cảnh mùa xuân: Mùa xuân khiến cho vạn vật trở nên như thế nào?

+ Bầu trời trở nên trong xanh hơn, không còn mây mù.

+ Tiết trời trở nên ấm áp hơn, không còn lạnh giá nữa

+ Ánh nắng xuân tỏa xuống sưởi ấm vạn vật sau những ngày đông u ám

+ Những làn mây không còn nặng nề mà trở nên trong vắt bay lượn trên bầu trời

+ Cây cối bắt đầu trổ hoa, trổ lá rực rỡ hơn.

+ Gió xuân đã về tuy vẫn còn mang chút lạnh giá nhưng không còn hung ác, lạnh như muốn cắt da cắt thịt nữa

+ Không còn những cơn gió rét mướt dai dẳng.

+ Thi thoảng có những hạt mưa xuân lất phất, dịu dàng

+ Những chậu đào, chậu lan của các nhà ra sức trổ bông, mơn man những cánh mỏng manh đùa cùng gió.

- Tả cảnh vật mùa xuân:

+ Những cây lớn bắt đầu trổ ra những lộc non trên cành (lá non xanh mướt, những nụ lộc còn e ấp,…)

+ Hoa bắt đầu tung nở những cánh hoa vàng đỏ, đủ sắc màu, khoe thắm cả góc trời xuân (hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa đào hồng dịu,…)

+ Chim chóc bắt đầu trở về và ca hát mừng đón nàng xuân: những chú chim tu hú hót vang, những cánh én bay về rộn ràng...

+ Con đường làng trải dài sắc xuân, thơm nồng mùi đất mới, hai bên đường những ngọn cỏ xuân còn ướt đẫm sương đêm.

+ Khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng

+ Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm

- Tả hoạt động của con người chào đón mùa xuân

+ Con người như được tiếp thêm sinh khí trong mùa xuân, đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

+ Mọi người vui vẻ hơn, nhộn nhịp hơn: người đi chợ, người đi tảo mộ, người dọn dẹp nhà cửa đón Tết,…

+ Nhà nhà bắt đầu chuẩn bị những chiếc lá dong, những thúng gạo nếp, thịt lợn mới để gói những chiếc bánh chưng.

+ Trẻ con vui hơn khi được chuẩn bị những bộ quần áo mới trong mùa xuân để đón tết và khoe với mọi người.

+ Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

+ Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Cảm nghĩ của em về mùa xuân (mùa xuân mang thêm nhiều niềm vui, tiếng cười, nhận được lời chúc, lì xì, gia đình được quây quần vui vẻ…)

3. Kết bài:

- Em rất yêu mùa xuân (vì mùa xuân đẹp, ý nghĩa, làm cho mọi người thêm gần nhau hơn…)

- Ý nghĩa của mùa xuân trong em: mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi, được quây quần bên gia đình,...

20 tháng 2 2021

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa xuân đang về. Không giống như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng hay mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền.

Cái thời điểm kỳ diệu của mùa xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người. Cảnh xuân được tô điểm bởi những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn nơi cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân – mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn “ngái ngủ”.

Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, thì mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.

4 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

 

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.

Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

hay là

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ… mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

11 tháng 8 2018

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

11 tháng 8 2018

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".   Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

NG
5 tháng 10 2023

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:

      Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. 

      Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

25 tháng 11 2023

Ta có nên neo gương theo Doraemon không ?

18 tháng 1 2022

Tham Khảo !

Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng của chính mình, mùa hạ thì cho ta cái nắng với một chút gió nhẹ thoảng đâu đó là sự chia ly là những giọt nước mắt của cô cậu học trò, mùa thu thì cho ta cái cảm giác của nỗi buồn, cái buồn man mác mà nhẹ nhàng theo đó là chút nắng nhẹ chứ không gay gắt như mùa hạ, mùa đông là mùa của ấm áp, nói vậy không phải vì mùa đông ấm mà chính cái se se lạnh, chính những cơn gió đến lạnh buốt cho con người ta cảm nhận được sự ấm áp, sự ấm áp của người đối với người, giữa những tình cảm mà ta dành cho nhau. Và cuối cùng đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, mùa của sự sum vầy, hội họp.

Kết thúc của mùa đông, của cái lạnh giá ta sẽ thấy được tiết trời dần  thay đổi, dần cho ta những tia nắng nhẹ nhàng ấm áp, đâu đó mỗi chiều lại là những cơn gió se lạnh như thoáng giận hờn tia nắng, đưa những tia nắng dần tan. Cây như khô cằn, lá cũng cạn khô, thấp thoáng đâu đó là những cây trơ trọi lá vậy mà mùa đông vừa qua đi cây lá lại như chứa chan một sức sống mới , sức sống mãnh liệt mà mùa xuân mang lại, trên cây hiện dần ra những chồi non nhỏ xanh mơn mởn như muốn vươn lên, như muốn đưa sự sống tươi trẻ trở lại sau những tháng năm héo úa. Tiết trời cũng dần thay đổi, trong xanh, nắng nhẹ nhưng lại man mát những cơn gió. Con người lại càng thay đổi, như vui vẻ hơn, tấp nập nhộn nhịp tạo một bầu không khí ấm áp hơn, trên môi của mỗi người là nụ cười tươi tắn như muốn trao gửi niềm vui đó cho nhiều người hơn cũng như để đón nhận sự may mắn đầu năm. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm mới, mỗi đứa con xa nhà, xa quê hương lại được sum vầy. Khi bắt đầu mùa xuân cũng là lúc tất cả con người Việt Nam đón tết, theo dân gian gọi là tết đoàn viên, hai chữ đoàn viên nghe sao mà ấm lòng mà mong nhớ. Có rất nhiều người, rất nhiều những đứa con phải nhà, xa quê hương cho dù là muốn hay không, có những con người mang trong mình khao khát trở về, trở về để lại được nghe tiếng mẹ, nghe tiếng gọi của gia đình, trở về để sum họp bên người thân bạn bè, trở về để ngồi bên mâm cơm gia đình, bữa cơm mà mẹ tự tay nấu. Trở về, nghe thì thật dễ mà sao khó thực hiện quá, có những người đi đến ba, bốn năm mới trở về, khoảng thời gian và không gian đó phải chăng chỉ có mùa xuân mới có thể mang lại. Vừa mới đó là những giọt nước mắt vậy mà chỉ sau vài câu nói đã là những nụ cười trên môi trên khuôn mặt rạng rỡ cũng như thời tiết vậy vừa mới nắng lại đâu đó là những cơn mùa phùn, cơn mưa đầu xuân. Mưa không lớn chỉ nhẹ nhàng và lất phất chẳng đủ ướt áo ai nhưng lại cho ta một cảm giác tươi mới đến lạ. Mùa xuân là niềm vui của sum họp, là những câu chúc phúc của mọi người là thời gian để củng cố tình thương dành cho nhau, là quan tâm thăm hỏi nhau, là lúc tất cả mọi người trong một gia đình đông đủ nhất là lúc niềm vui nối tiếp niềm vui. Tuy nhiên sau những ngày đầu năm, sau khoảng thời gian bên nhau vẫn là sự chia ly vẫn là những giọt nước mắt vẫn là sự chờ mong tuy nhiên sự chờ mong như được bắt đầu lại chứ không phải mòn mỏi, ít nhất sự chờ mong đó còn có điểm dừng còn biết được mùa xuân đến sẽ lại gặp. Tất cả đều được bắt đầu lại như đúng tên gọi của chính nó, năm mới. Mùa xuân cũng đúng với tên gọi, đúng ý nghĩa như sự tươi trẻ, mạnh mẽ, cũng như là khoảng thời gian đẹp nhất bên gia đình người thân và bạn bè.

Mùa xuân như thời gian để ta điểm lại con người, điểm lại bản thân, xem mình đã thay đổi những gì, là lúc để ta biết được mình đã trưởng thành ra sao và sự thay đổi của từng năm sẽ cho ta biết được mình nên làm gì để đi tiếp những năm tháng sau này.

18 tháng 1 2022

Tham khảo 

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.

NG
5 tháng 10 2023

1.

Bài làm của HS 

2. 

- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau 

- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS 
3. 

Sản phẩm của HS 

21 tháng 1 2022

Tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
 

21 tháng 1 2022

tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

 

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)