K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

Sông Gianh

9 tháng 5 2021

sông Gianh nha bạn . thông tin thêm :

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

25 tháng 10 2020

SAO KO AI TRẢ LỜI VẬY HUHU

>_<   DỖI   -_-

25 tháng 10 2020

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chắc hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương.

Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

Câu 1: Chi lưu của sông là:   A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông   B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông   C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính   D. Các con sông đổ nước vào con sông chínhCâu 2: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là:  A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời  B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa...
Đọc tiếp

Câu 1Chi lưu của sông là:

   A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông

   B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông

   C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính

   D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 2Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là:

  A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời

  B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm

  C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm

A.   Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Câu 3Ở Phần Lan có rất nhiều hồ nhỏ liên tiếp nhau, nguyên nhân là do:

  A. Sụt đất

  B. Núi lửa

  C. Băng hà

  D.Khúc uốn của sông

5
7 tháng 8 2021

1 C

2 C

3 D

7 tháng 8 2021

1C

2C

3A

1 tháng 4 2022

C

1 tháng 4 2022

C

24 tháng 4 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu  đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

24 tháng 4 2018

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.

Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.

Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ 

Êm đềm khua nước ven sông… 

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.

Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt 

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?

Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

4 tháng 3 2022

 

A

4 tháng 3 2022

A

21 tháng 2 2020

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...lòa nhóa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Biện pháp tu từ : 
Ẩn dụ : "thác"

16 tháng 3 2022

A

16 tháng 3 2022

A

SÔNG NƯỚC CÀ MAUCàng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...].  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...].  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.​

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

a.Nghị luận

b.Tự sự

c.Biểu cảm

d.Miêu tả

4
13 tháng 4 2020

miêu tả

13 tháng 4 2020

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...].  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.​

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

a.Nghị luận

b.Tự sự

c.Biểu cảm

d.Miêu tả

Hok tốt !

14 tháng 3 2022

D

14 tháng 3 2022

Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ