K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng, ghe từ nhiều nơi đến.
- Chợ thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Ngay từ sáng sớm, việc mua bán đã diễn ra tấp nập.
- Các mặt hàng như: rau, quả, thịt, cá, quần áo.... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đời sống vật chất: cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính. Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực. Họ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
Đời sống tinh thần: cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng. Trong những ngày lễ hội, họ nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Điểm khác biệt:
+ Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để tiện cho việc sinh hoạt. Nhà ở đơn sơ, thoáng mát
. + Ở Đông Nam Bộ, nhà ở thường làm chắc chắn hơn để sống an toàn.
- Giải thích: có sự khác biệt về phong cách xây dựng nhà ở là do giữa vùng Đông nam Bộ và Tây Nam Bộ có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
+ Ở vùng Tây Nam Bộ: địa hình thấp hơn, có nhiều vùng trũng, thấp, thường xuyên bị ngập nước và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
+ Ở vùng Đông Nam Bộ là vùng đất cao, nhiều rừng rậm nhiệt đới.
• Yêu cầu số 2: Hiện nay, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ ngày càng đa dạng và hiện đại. Tuy nhiên, phương tiện đi lại phổ biến của người dân vùng Tây Nam Bộ vẫn là ghe, xuồng.

26 tháng 11 2023

Tham khảo

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.

- Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Lễ hội ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,... Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng. Người dân ở vùng Tây Nguyên có nhiều nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, đàn đá,... Các nhạc cụ này thường được làm từ các vật liệu như: đồng, tre, nứa, đá,...

Một số lễ hội là: Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định.

+ Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,...

+ Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Đê sông Hồng là hệ thống đê tiêu biểu nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hàng nghìn năm, đê trở thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.

- Đê sông Hồng cao trung bình từ 6 m đến 8 m tuỳ từng vị trí, có nơi cao hơn 10 m. Chân đề rộng từ 30 đến 50 m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.

18 tháng 6 2018

Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của các xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi, ngay từ sáng sớm việc mua bán diễn ra tấp nập. các mặt hàng nhuwrau, quả, thịt , cá,….

25 tháng 11 2023

Một số di sản văn hóa ở Hà Nội: Gò Đống Đa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cột cờ Hà Nội. Chùa Một Cột

Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa: Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích. Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm. Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...