K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2023

* Yêu cầu số 1:

- Tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Duyên hải miền Trung: Lễ rước cá Ông; lễ hội Ka-tê; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

- Nét nổi bật về lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Vùng Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc.

+ Các lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống và những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

* Yêu cầu số 2: cảm nghĩ của em về Lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa:

- Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời các chúa Nguyễn và được duy trì đến hiện nay, nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương.

- Mặt khác, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

1 tháng 8 2023

Em copy nhớ thêm kí hiệu "Tham khảo" nhé.

26 tháng 11 2023

Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lễ hội Cầu Ngư: Lễ hội thường được tổ chức từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm, tùy thuộc mỗi địa phương. Phần lễ với nghi thức quan trọng nhất là cúng Cá Ông, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc trưng của cư dân vùng biển như đua thuyền, lắc lúng, bơi lội, đan lưới, kéo co,...

25 tháng 11 2023

- Yêu cầu số 1: Các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung

+ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

+ Quần thể di tích Cố đô Huế ở Thừa Thiên Huế.

+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

+ Ca trù ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

+ Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, phân bố ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.

+ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam, phân bố ở: Thừa Thiên Huế.

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Nhã nhạc cung đình Huế phân bố ở Thừa Thiên Huế.

- Yêu cầu số 2: Những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung :

+ Tính đến năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung đã có khoảng 10 di sản thế giới được UNESCO ghi danh.

+ Các di sản văn hóa này được phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung; trong đó: Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là những nơi tập trung nhiều di sản văn hóa nhất.

+ Loại hình di sản ở vùng Duyên hải miền Trung rất đa dạng, bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

30 tháng 7 2023

Tham khảo

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội Đền Hùng (ở Phú Thọ);

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang);

- Mô tả Lễ hội Lồng Tồng:

Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng.... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng.

+ Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

26 tháng 11 2023

Ẩm thực miền Trung thì đa dạng phong phú từ bánh, chè tới các món mặn, nhiều món cay và rất cay, hương vị đậm đà.

Ví dụ:

- Thừa Thiên - Huế: bánh ép Huế, bánh canh chả cua, bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, bánh lọc Huế, bánh nậm Huế, bún giấm nuốc, chè bột lọc heo quay,...

- Nghệ An: thịt chuột Yên Thanh, tương bần, nhút Thanh Chương,....

- Phú Yên: mắt cá ngừ đại dương,...

- Hà Tĩnh: kẹo cu đơ,...

- Quảng Ngãi: kẹo gương, mạch nha,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi.

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông, nhưng  phần lớn là sông ngắn và dốc.