K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

2 tháng 2 2016

* Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 :

- Tháng 4/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhă,f đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chúng âm mưu giành thắng lợi, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng đã có chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên các mặt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

- Ở Bắc Cạn, quân ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....... buộc Pháp rủt lui Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....  vào cuối tháng  11/1947.

- Ở mặt trận hướng đông, quân ta tiến hành nhiều trận phục kích, tiêu hao nhiều lực lượng địch. Đặc biệt, trận phục kịch ở đèo Bông Lau, tiêu hao nhiều lực lượng địch, tịch thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

- Ở mặt trận hướng tây, quân ta chặn đánh địch nhiều trận trên sông. Nổi bạt là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và cano của địch.

- Như vậy, hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị bẻ gãy, không khép lại được.

- Sau hai tháng chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút lui của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô....Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ta đã trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

* Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 :

- Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới.

- Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Về phía Pháp, có sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập "Hành lang Đông - Tây"; Pháp chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn trên Việt Bắc lần thứ 2.

- Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phân quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đồng thời tạo thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào Đông Khê và giành thắng lợi. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường 4 và cho quân từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về nhưng bị quân ta chặn đánh dữ dội nên phải rút về.

- Ngày 8/1/0/1950, địch chạy khỏi Thất Khê về Na Sầm. Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng đã bị ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn. Ngày 17/10 rút khỏi Đồng Đăng. Ngày 18/10 rút khỏi Lạng Sơn. Đường số 10 được giải phóng ngày 22/10/1950.

- Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 van dân, chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

- Với chiến thắng biên giới, con đường nối nước ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.

Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm - Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

18 tháng 4 2021

 nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp. 

Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng  tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác. Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh bại hoàn toàn ý chí  xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị. Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc  nhất của nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

 

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.

+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng
+ Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn

+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

- Kết quả: Thắng lợi.

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc. Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Vạn Kiếp. Quân dân Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long  (Chí Linh, Hải Dương) về Thăng Long, sau đó tiếp tục lui về Thiên Trường (Nam Định).

+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.

+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...

- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, cuối năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.

+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn
+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long. Nhân dân Thăng long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn. Đường cùng, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

+ Tháng 4 /1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy của nhà Nguyên bị tiêu diệt. Cánh quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy cũng bị truy đuổi quyết liệt.

- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi

*Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.