K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là hành chính. Ông  tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng. Ông hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện...Vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ. Tỉnh còn lại do Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ, thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ...

Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.

16 tháng 4 2021

Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Gia Long)

Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn: Minh Mạng có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn: Dục Đức

Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Bảo Đại

- Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa NguyễnNguyễn Ánh (Gia Long), lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm

- Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn là Minh Mạng. Theo thống kê từ sử sách và thế phả dòng họ Nguyễnvua Minh Mạng có rất nhiều vợ, trong số đó có 43 người vợ từng sinh nở; 142 người con gồm 78 hoàng tử, 64 hoàng nữ.

- Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn là Dục Đức. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn, được vua Thành Thái truy tôn miếu hiệu là Cung Tông (恭宗), thụy hiệu là Huệ Hoàng đế (惠皇帝). Dục Đức là tên gọi khi ông còn ở Dục Đức Đường.

- Vị vua cuốicùng của triều Nguyễn là Bảo Đại. Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

 

18 tháng 4 2020

Nhà Nguyễn tiếp tục duy trì bộ máy nhà nước theo mô hình thời Lê nhằm :

A. Gia tăng quyền lực nhà vua

24 tháng 1 2017

Đáp án: B

Một ông vua đã già có ba vị hoàng tử. Biết mình đã gần đất xa trời, ông muốn tìm trong số các con của mình ai la người thông minh tài trí hơn cả để truyền ngôi lại. Một hôm ông cho mời 3 người con cua mình cùng tất cả các quan lại trong triều đến trước một bãi sa mạc rộng lớn và tuyên bố:"Ta biết mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, nay ta muốn truyền ngôi lại cho một...
Đọc tiếp

Một ông vua đã già có ba vị hoàng tử. Biết mình đã gần đất xa trời, ông muốn tìm trong số các con của mình ai la người thông minh tài trí hơn cả để truyền ngôi lại. Một hôm ông cho mời 3 người con cua mình cùng tất cả các quan lại trong triều đến trước một bãi sa mạc rộng lớn và tuyên bố:

"Ta biết mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, nay ta muốn truyền ngôi lại cho một trong 3 hoàng tử nếu ai có thể đi được một vòng quanh sa mạc này. Mỗi người sẽ có 3 con lạc đà và 2 người tuỳ tùng, nhưng lượng nước mà mỗi người mang được chỉ đủ dùng cho nửa chặng đường."
Sau một thời gian suy nghĩ, hoàng tử út đã thực hiện đúng yêu cầu cua nhà vua và được vua cha truyền ngôi trong sự khâm phục của mọi người.
Các bạn có biết hoàng tử út đã đi như thế nào không?

2
10 tháng 4 2015

chắc hoàng tử út biết lạc đã có thể triệt ra nước uống được nên cậu đã vừa dùng nước đấy cho mình uống và còn lacda cũng uống và cả 2 tùy tùng

6 tháng 3 2016

chắc vậy!!

"Lí Công Uẩn quả thật là một vị vua anh minh và tài giỏi! Có thể khẳng định như vậy là bởi, khi lên ngôi, ông đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cho việc phát triển của đất nước ta. Đó là quyết định dời đô. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là vì xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp, nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh...
Đọc tiếp

"Lí Công Uẩn quả thật là một vị vua anh minh và tài giỏi! Có thể khẳng định như vậy là bởi, khi lên ngôi, ông đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cho việc phát triển của đất nước ta. Đó là quyết định dời đô. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là vì xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp, nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân. Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương, là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô. Xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Mảnh đất này cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Đó quả thật là một quyết định sáng suốt.  Tóm lại Lí Công Uẩn dời đô là do kinh đô cũ không còn phù hợp và ông tìm thấy mảnh đất phù hợp hơn."

1.Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên
2.Nêu suy nghĩ của em về nội dung ấy
 

 

1
7 tháng 5 2022

Nội dung : Đưa ra những suy nghĩ , cảm nhận của tác giả đối với việc dời đô của vua Lý Công Uẩn.

suy nghĩ của em : đó là sự kính trọng , tự hào , nghưỡng mộ cái tài năng lo dân lo nước của toàn mọi người đối với vị vua tài giỏi . 

7 tháng 5 2022

cảm ơn cậu nhiều ạ

 

2 tháng 1 2016

ổng nói ổng đã được nhận 10000 rúp từ ông vua này 

tick cho mik nha 

2 tháng 1 2016

ông ta có thể là một người anh em của vua lên đc như thế 

Câu 11: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?   A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.   B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.   C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.   D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.Câu 12: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:   A. Ngồi...
Đọc tiếp

Câu 11: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?
   A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
   B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
   C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
   D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.
Câu 12: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:
   A. Ngồi yên đợi giặc đến.
   B. Đầu hàng giặc.
   C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.
   D. Liên kết với Cham-pa.
Câu 13: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
   A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
   B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
   C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
   D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
Câu 14: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
   A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
   B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
   C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
   D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 15: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
   A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
   B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
   C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
   D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 16: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?
   A. Lý Kế Nguyên
   B. Vua Lý Thánh Tông
   C. Lý Thường Kiệt
   D. Tông Đản.
Câu 17: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:
   A. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi.
   B. Mỗi năm đều có khoa thi.
   C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi.
   D. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.
Câu 18: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là:
   A. Hoa văn hình hoa sen.
   B. Hoa văn hình rồng.
   C. Hoa văn chim lạc.
   D. Hoa văn hình người.
Câu 19: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?
   A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.
   B. Vui chơi giải trí.
   C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.
   D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.
Câu 20: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.
   A. Quốc Tử Giám.
   B. Văn Miếu.
   C. Chùa Trấn Quốc.
   D. Chùa Một Cột.
Câu 21: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”
Văn hóa Hoa Lư
Văn hóa Đại Nam
Văn hóa Đại La
Văn hóa Thăng Long
Câu 22: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
A. Năm 1075
B. Năm 1076
C. Năm 1077
D. Năm 1078
Câu 23: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?
   A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
   B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
   C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
   D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Câu 24: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?
   A. Năm 1225.
   B. Năm 1226.
   C. Năm 1227.
   D. Năm 1228.
Câu 25: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
   A. Chế độ Thái thượng hoàng.
   B. Chế độ lập Thái tử sớm.
   C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
   D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Câu 26: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
   A. Trung ương tập quyền.
   B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.
   C. Vua nắm quyền tuyệt đối.
   D. Phong kiến phân quyền.
Câu 27: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?
   A. Tích cực khai hoang.
   B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
   C. Lập điền trang.
   D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
Câu 28: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?
   A. Lực lượng càng đông càng tốt.
   B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
   C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
   D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.

 

1

Câu 11: C

Câu 12: C

Câu 13: D

Câu 14: B

Câu 15: C

Câu 16: C

Câu 17: A

Câu 18: B

Câu 19: C

Câu 20: A

Câu 21: D

Câu 22: A

Câu 23: C

Câu 24: B

Câu 25: A

Câu 26: A

Câu 27: D

Câu 28: B