K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo: Sức ép dân số già ở Nhật Bản

- Số người cao tuổi gia tăng đang tạo sức ép lớn cho Nhật Bản trong việc giải quyết bài toán già hóa dân số vốn là “cơn đau đầu” của quốc gia Đông Bắc Á này trong những năm qua.

- Tính đến tháng 9/2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt mức cao kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm 2019. Người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này, tăng 0,3% so với năm ngoái. Trong số người trên 65 tuổi, có 15,73 triệu người là nam giới và 20,44 triệu người là nữ giới. Tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số của Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới. Viện nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản dự báo, đến năm 2040, số người cao tuổi ở nước này có thể chiếm tới 35,3% tổng dân số cả nước.

- Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao cùng tỷ lệ sinh suy giảm.

- Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở Nhật Bản mất cân bằng. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trên thực tế, nỗ lực ứng phó với tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản đang gặp rào cản lớn do diễn biến của đại dịch Covid-19. Việc khả năng tài chính bị hạn chế do mất việc làm sẽ khiến gia tăng số lượng người trẻ tuổi tránh kết hôn và sinh con trong thời gian tới.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
Bốn đảo lớn của Nhật Bản: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Vị trí địa lí của Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.

+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.

+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:

+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000m (Phú Sĩ cao 3776 m). Có nhiều đất đỏ.

+ Đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, lớn nhất là đồng bằng Can-tô, chủ yếu là đất pốt dôn, đất phù sa.

- Ảnh hưởng:

+ Địa hình núi cao gây khó khăn cho giao thông trong các vùng, một số núi phát triển du lịch (Phú Sĩ).

+ Các đồng bằng ven biển có đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, định cư.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, có nơi lên đến 4000 mm.

- Ảnh hưởng: Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ (Bi-oa, Ca-xu-mi…), nhiều thác nước (Ka-mui-oa-ka, Fu-ku-rô-da…), suối khoáng nóng (I-u-phu-in, Ha-kô-ne…)

- Ảnh hưởng:

+ Sông có ít giá trị giao thông nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.

+ Hồ có giá trị cao với du lịch, nghỉ dưỡng.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

+ Vùng biển giàu hải sản, chiếm 25% số loài cá biển trên toàn thế giới.

+ Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá: ngừ, thu, mòi, trích, hồi.

- Ảnh hưởng:

+ Vùng biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương.

+ Vùng biển giàu hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh cá.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ) với nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm.

+ Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên.

- Ảnh hưởng: Rừng và các vườn quốc gia là tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch, điều hòa khí hậu

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Nghèo khoáng sản, một số loại khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì, kẽm với trữ lượng nhỏ.

- Ảnh hưởng: là khó khăn cho Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế vì thiếu nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tốn kém cho chi phí nhập khẩu.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

7 tháng 11 2023

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Nhật Bản là một đất nước nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ phức tạp.

+ Khu vực đồi núi: chiếm khoảng 4/5 diện tích, phần lớn là núi trẻ, độ cao trung bình từ 1500 - 2000 m; có nhiều núi lửa, chiếm khoảng 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Đất đai chủ yếu là đất: pốt dôn, đất nâu...

+ Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

- Khí hậu: Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm. Khí hậu Nhật Bản phân hóa rõ rệt:

+ Theo chiều bắc - nam: Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

+ Theo chiều đông - tây: sự phân hóa thể hiện rõ ở đảo Hôn-su, phía đông đảo ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo có mùa đông lạnh hơn, nhiều tuyết.

+ Ở những khu vực địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ

+ Mạng lưới sông ngòi khá dày, đa số các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn. Sông dài nhất là sông Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hôn-su. Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-ra, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô,…

Sinh vật: khá phong phú, có các kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

+ Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô;

+ Rừng lá rộng có ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

Khoáng sản

+ Nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá và đồng, các khoáng sản khác (vàng, chì - kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có trữ lượng không đáng kể.

+ Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên.

Biển: 

+ Đường bờ biển dài 29000 km với vùng biển rộng không đóng băng, bờ biển nhiều vũng vịnh.

+ Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều ngư trường lớn.

31 tháng 7 2023

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Phân tích ảnh hưởng

- Số dân đông tạo cho Nhật Bản có một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh.

- Cơ cấu dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động trong tương lai, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

- Dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng đô thị cũng nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm..