K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Đất nước Hoa Kỳ được phân thành các khu vực kinh tế. Mỗi khu vực có đặc điểm nổi bật riêng biệt.

Khu vực kinh tế Đông Bắc

+ Kinh tế phát triển sớm nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ.

+ Công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu,.. phát triển.

+ Tập trung nhiều công ty tài chính, bảo hiểm, thương mại, các cảng biển lớn nhất đất nước.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Niu Oóc, Phi-la-đen-phi-a, Bô-xtơn,...

Khu vực kinh tế Trung tây

+ Kinh tế phát triển tương đối sớm.

+ Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì,... ở Đồng bằng Trung tâm.

+ Công nghiệp chế biến phát triển.

+ Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Đi-troi, Si-ca gô, Can dát Xi-ti...

Khu vực kinh tế phía Nam

+ Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời.

+ Sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Các ngành công nghiệp truyền thống là chế biến thực phẩm, sản xuất máy nông nghiệp, khai thác và chế biến dầu khí.... Các ngành công nghiệp hiện đại là hàng không - vũ trụ, điện tử - tin học....

+ Phát triển các lĩnh vực dịch vụ thông tin, phần mềm máy tính....

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Át-lan-ta, Hao-xtơn, Mai-a-mi...

Khu vực kinh tế phía Tây

+ Phía tây nam là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Phía tây bắc rất phát triển khai thác hải sản. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn.

+ Từ giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển nhanh ở các bang phía tây nam ven Thái Bình Dương. Đặc biệt, thung lũng Si-li-côn nổi tiếng với công nghệ thông tin.

+ Phát triển du lịch.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Lốt An giơ lét, Xan Phran-xi-xcô, Xit-tơn.

♦ Ngoài ra còn có các khu vực kinh tế: A-la-xca và Ha-oai.

+ Khu vực A-la-xca có hoạt động kinh tế chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ và nuôi tuần lộc.

+ Khu vực Ha-oai có du lịch là ngành kinh tế chính, ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn, dựa trên sự phân hóa đa dạng về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư - xã hội và kinh tế, quốc gia này được chia thành nhiều khu vực kinh tế: Đông Bắc, Phía Nam, Trung Tây, Phía Tây.

Khu vực kinh tế Đông Bắc:

+ Khu vực này tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn và nhiều thành phố đông dân ở Hoa Kỳ.

 

+ Các ngành kinh tế nổi bật của khu vực này là điện tử - tin học, hóa chất, lâm nghiệp, đánh bắt hải sản,...

+ Khu vực còn là trung tâm tài chính, giáo dục, công nghệ và du lịch hàng đầu ở Hoa Kỳ.

+ Một số trung tâm kinh tế lớn như Niu Oóc, Bô-xtơn,...

Khu vực kinh tế phía Nam:

+ Là khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp nhờ có diện tích đất lớn, đất đai màu mỡ. Bên cạnh đó, khu vực này còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

+ Các ngành kinh tế nổi bật như: sản xuất ô tô, hóa dầu, hàng không vũ trụ, trồng trọt (cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả,...), du lịch,...

+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Át-lan-ta, Mai-a-mi, Hiu-xtơn,...

Khu vực kinh tế Trung Tây:

+ Khu vực này có tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế.

+ Một số ngành kinh tế nổi bật của khu vực như sản xuất ô tô, cơ khí, hóa chất, trồng trọt (lúa mì, ngô,..), chăn nuôi (bò, lợn,...).

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lit,...

Khu vực kinh tế phía Tây:

+ Là khu vực có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ, tập trung nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như than đá, dầu mỏ.

+ Khu vực này phát triển mạnh các ngành công nghiệp, như hóa dầu, điện tử - tin học, sản xuất ô tô,... Ngành đánh bắt hải sản và du lịch cũng là thế mạnh. Bên cạnh đó, khu vực này còn là trung tâm công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới, nổi tiếng với thung lũng Si-li-con.

+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô,...

14 tháng 12 2022

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%,  năm 2004  chiếm 19,7% GDP.

- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến

+ Công nghiệp điện lực

+ Công nghiệp khai khoáng

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử

- Phân bố công nghiệp thay đổi

+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...

+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...

- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.

- Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa dạng hóa các loại nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên.

6 tháng 8 2023

Quy mô và sự gia tăng dân số:

- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

- Tác động:

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

3 tháng 2 2023

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.

- Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương.

- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.

Phạm vi lãnh thổ:

- Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.

- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp

- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Thuận lợi:

- Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

- Có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

Khó khăn: 

- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

- Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Vị trí địa lí:

Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.

Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2

 

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp:

+ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18.4% GDP Hoa Kỳ, đây cũng là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.

+ Nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng, nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.

+ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ là: công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến.

- Đặc điểm phân bố:

+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…

+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…

+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)

+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.

=> Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc và đang có sự chuyển dịch dần về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt trời.