K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

An ninh nguồn nước:

`- `An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.

`-` An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

`-` An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

#Tham_khảo

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ An ninh lương thực:

An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.

- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.

- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:

+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.

+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.

+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…

+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…

♦ An ninh nguồn nước:

- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.

+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.

+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.

- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Hệ quả của toàn cầu hóa:

+ Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

17 tháng 1 2023

*Bảo vệ môi trường nước

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển

*Bảo vệ môi trường không khí

- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

17 tháng 1 2023

a, Bảo vệ môi trường không khí

– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.

– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

b, Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

20 tháng 7 2023

- Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước kí kết vào tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi:

- Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 - 2020).

- Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...

18 tháng 1 2023

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới.

– Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gần đây cao hơn 2 lần so với thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề nạn đói ở châu Phi:

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

20 tháng 7 2023

Tham khảo: 

Mối liên hệ giữa an ninh mạng với việc cần phải bảo vệ hòa bình thế giới

- Bên cạnh những lợi ích to lớn, không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức, trở thành mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia.

- Các đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở trong không gian mạng để tấn công, nhằm phá hủy thông tin nội bộ, tuyên truyền thông tin sai lệch với chủ trương chính trị của các quốc gia… Ví dụ: tại Việt Nam, các tổ chức chống phá đảng và nhà nước liên tục có những bài viết xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng trên các trang mạng xã hội như: Việt Nam canh tân cách mạng đảng, Triều Đại Việt…đe dọa đến an ninh quốc gia

17 tháng 1 2023

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

18 tháng 1 2023

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:

– Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.

– Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên…

– Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,… tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Xung đột quân sự ở châu Phi là vấn đề nghiêm trọng. Xung đột xảy ra do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên…

- Hậu quả là dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên…và là cơ hội để nước ngoài can thiệp.