K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai trong số chúng ta cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Người ta dựa vào ưu điểm làm nền móng cho sự tự tin và thường che dấu nhược điểm với người ngoài, phần nào vì sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh. Vì nhận thức bản thân còn chưa vững, đa số người trẻ chẳng dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó...
Đọc tiếp

Ai trong số chúng ta cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Người ta dựa vào ưu điểm làm nền móng cho sự tự tin và thường che dấu nhược điểm với người ngoài, phần nào vì sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh. Vì nhận thức bản thân còn chưa vững, đa số người trẻ chẳng dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống. Nhưng chẳng hiếu sao càng đè nén, càng chối bỏ, người ta càng cảm thấy bất an với chính mình. (..) Chẳng hiểu từ lúc nào, người ta có thiên hướng nghĩ rằng, cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân để có thể phát triển được. Cũng chính vì điều này, cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng mạnh mẽ, càng khiến chúng ta khổ sở, tự ti và cảm giác tiêu cực về chính mình. Tôi cũng đã từng bị ám ảnh bởi sự kém cỏi và ghét bỏ bản thân vì những nhược điểm của mình. Mãi về sau tôi mới nhận thức được : nhược điểm thực chất là ưu điểm nguy trang. Và "nó chỉ thích sống trong thế giới của riêng nó" (Trích nhược điểm có đáng ghét đến thế?" - Trần Thị Thùy Trang ) Câu 1; Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi nào? Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích? Câu 3:, anh/chị hiều như thế nào về câu nhược điểm thực chất là ưu điém nguy trang"? Câu 4: anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?

1
13 tháng 6 2023

Câu 1: Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh và không dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống. 

Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích là đưa ra thông điệp được tóm gọn lại của bài văn, giúp cho người đọc hiểu hơn về nhược điểm của bản thân mà không tự ti không cố gắng đè nén nghiêm khắc bản thân mình. Từ đó, con người ta sẽ không còn thói chỉ trích, chê bai chính mình hay mọi người xung quanh, xã hội dần có tình yêu thương hơn và ngày càng phát triển hơn. 

Câu 3: Anh/chị hiều như thế nào về câu "nhược điểm thực chất là ưu điểm ngụy trang"?

Em hiểu rằng đôi khi nhược điểm của mình làm mình thấy tự ti, cố gắng giấu nó đi nhưng trong một hoàn cảnh cam go khó khăn nào đó thì nó lại giúp mình tìm lại an toàn, sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải những gì chưa tốt, những cái xấu của bản thân mình đều là "ưu điểm ngụy trang", bản thân ta cũng cần biết rằng mình luôn phải hoàn thiện phát triển bản thân hàng ngày nhưng đồng thời không cần thấy tự ti vì nhược điểm của mình.

Câu 4: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?

Em suy nghĩ rằng khi con người ta đã khắt khe, nghiêm khắc với chính bản thân mình (cái mà từ khi sinh ra họ đã yêu thương nhất) thì đó cũng là lúc trong lòng họ ngày càng có nhiều sự chỉ trích, phê bình đến chính bản thân họ. Dần dần, nhược điểm không mất đi nhưng con người hay chỉ trích phê phán trong ta lớn hơn mỗi ngày khiến ta bắt đầu soi mói đến cả nhược điểm của người khác, đó chính là con người chỉ trích phê bình trong ta càng lớn. Điều ta thực sự cần làm là cố gắng hoàn thiện bản thân, không ép bản thân hoàn hảo hết mọi điều và từ đó tìm đến sự cảm thông cho lỗi lần, yếu điểm của mọi người xung quanh ta.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
12 tháng 7 2021

Việc nên làm:

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

Không nên làm: 

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

=> Bạn không nên làm thế vì như vậy sẽ làm nhụt đi ý chí và sự tự tin của bạn.

C. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.

=> Chỉ có bản thân mới biết bạn có ưu nhược điểm gì.

 Trong những việc làm sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? Vì sao?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

C. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
9 tháng 12 2023

Phương pháp đo của các thiết bị trên

- Đồng hồ bấm giây:

+ Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích

+ Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tời vạch đích.

+ Dùng công thức \(v = \frac{S}{t}\) để tính tốc độ trung bình và \(v = \frac{d}{t}\) để tính tốc độ tức thời

- Cổng quang điện

+ Lấy quãng đường trên thiết bị đo

+ Khởi động thiết bị và cho vật đi quan cổng quang điện

+ Đọc kết quả thời gian hiên trên thiết bị và sử dụng công thức để tính tốc độ trung bình và tốc độ tức thời

- Súng bắn tốc độ

+ Khởi động súng

+ Thực hiện, trên máy sẽ hiện lên tốc độ

Ưu và nhược điểm của các thiết bị

 

Đồng hồ bấm giây

Cổng quang điện

Súng bắn tốc độ

Ưu điểm

Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện

Kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào người thực hiện

Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao

Nhược điểm

Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ

Lắp đặt phức tạp, chỉ đo được cho các vật có kích thước phù hợp để có thể đi qua được cổng quang điện

Giá thành cao.

Phương thức rồng trọt ngoài tự nhiên:

Ưu điểm:

-Không tốn nhiều chi phí

-Có thể trồng trên diện tích lớn

-Đơn giản, dễ thực hiện

Nhược điểm:

-Cây dễ bị sâu bệnh

-Lệ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu

-Chất lượng cây không tốt

-Tỉ lệ trồng được cây trái vụ thấp

Phương thức trồng trong nhà có mái che:

Ưu điểm:

-Không bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu

-Phòng chống được sâu bệnh phá hoại

-Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn

-Chủ động được trong chăm sóc

-Lợi nhuận thu về từ sản phẩm cao hơn

Nhược điểm: 

-Đòi hỏi chi phí rất lớn

-Kĩ thuật trồng phải tốt hơn ngoài tự nhiên

Phương thức trồng trọt kết hợp:

Ưu điểm:

-Cây ít bị sâu bệnh

-Thu được lợi nhuận cao hơn từ sản phẩm

-Không bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu

-Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn

-Chủ động được trong chăm sóc

Nhược điểm:

-Chi phí đầu tư cao

-Kĩ thuật và giá thành cao

3 tháng 4 2021

1. Biện pháp canh tác

- Sau khi thu hoạch cần dọn sạch tàn dư cây trồng, phát quang bờ, bụi cây, cỏ dại trên gò đống, lấp vít các lỗ hang để chuột không có nơi trú ngụ, sinh sản.

- Gieo cấy tập trung, đúng thời vụ để hạn chế nguồn thức ăn trên đồng ruộng và tạo thuận lợi để diệt chuột tập trung.

2. Biện pháp diệt chuột thủ công

- Đào hang, đổ nước, hun khói hoặc lấp chặt hang để diệt chuột. Đây là biện pháp đơn giản, có thể huy động được nhiều người tham gia, ít ảnh hưởng đến môi trường.

- Săn bắt, soi chuột vào ban đêm ở thời điểm đổ ải hoặc ngâm dầm. Biện pháp này có hiệu quả cao vì khi đưa nước vào ruộng, chuột thường tập trung, co cụm trên bờ, gò đống.

- Dùng các loại bẫy, cạm như bẫy sập hình bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy cò ke, bẫy dính, bẫy trà... Biện pháp này có thể áp dụng quanh năm, ít gây nguy hiểm cho người, vật nuôi, chi phí đầu tư thấp.

- Bẫy cây trồng: Cứ từ 15-20 ha bố trí một diện tích nhỏ gieo cấy các giống lúa chuột thích gây hại. Gieo sớm hơn lịch thời vụ từ 15-20 ngày để thu hút chuột. Quây nilon quanh ruộng, mỗi ruộng đặt từ 1-2 bẫy. Cách làm này đòi hỏi tính cộng đồng.

3. Biện pháp sinh học

- Lợi dụng thiên địch của chuột trong tự nhiên là mèo, rắn... để diệt chuột. Đây là biện pháp giúp cân bằng hệ sinh thái nên cần khuyến khích việc nhân nuôi và bảo vệ đàn mèo.

- Sử dụng thuốc vi sinh diệt chuột là bả diệt chuột sinh học Microca 109.

4. Biện pháp hóa học

- Về thuốc hóa học có 2 nhóm chính:

+ Nhóm thuốc độc cấp tính như Fokeba 20%, Zinphos 20%... Nhóm thuốc rất độc, đã bị cấm sử dụng.

+ Nhóm thuốc chết chậm như Cat 0.25WP, HiCate 0.25WP, Diof 5DP, Gimlet 800SP... Đây là nhóm thuốc diệt chuột thế hệ mới, khi sử dụng phải trộn thuốc với mồi mà chuột ưa thích là thóc, ngô ủ, ốc, cua, củ, quả... để tạo thành bả. Sau khi chuột ăn bả từ 2-6 ngày, chuột sẽ xuất huyết đường tiêu hóa và chết. Khi chết, chuột thường chui rúc vào hang.

3 tháng 4 2021

- Có thể tiêu diệt bằng bẫy điện
  *Ưu điểm
   + Chuột thường phá hại và tìm đến ruộng lúa vào ban đêm, do đó ng ta sẽ dùng dây chì bao quanh thửa ruộng của mình và truyền điện vào dây chì để khi chuột vượt qua ranh giới "dây chì có điện" này để vào ruộng thì sẽ bị điện giật đến chết
  *Nhược điểm
   + Điện dùng cho các chiếc bẫy bằng điện này lại có điện áp bình thg và đủ sức giết đc luôn cả 1 người vô tình chạm vào nó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
9 tháng 12 2023

- Trong thực tiễn, có những phương pháp đo tốc độ tức thời thông dụng là:

+ Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số

+ Sử dụng đồng hồ bấm giây

+ Sử dụng súng bắn tốc độ

- Ưu và nhược điểm

 

Đồng hồ đo thời gian hiện số

Đồng hồ bấm giây

Súng bắn tốc độ

Ưu điểm

Sai số dụng cụ ít, tính chính xác cao

Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện

Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao

Nhược điểm

Chỉ đo được tốc độ của các vật được thực hiện trong phòng thí nghiệm

Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ

Giá thành cao